Trong tiết trời se lạnh, khi những cành hoa mận, hoa đào trên khắp các triền đồi đua nhau khoe sắc vẫy chào mùa Xuân, chúng tôi có dịp đến thăm xã vùng cao Vân Sơn, huyện Tân Lạc. Nơi đây còn lưu giữ được nghề đan lát thủ công truyền thống. Đối với người dân tộc Mường ở Tân Lạc, những sản phẩm đan lát thủ công không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày mà còn chứa đựng nét văn hóa độc đáo của dân tộc cần được quan tâm giữ gìn.


Gia đình ông Hà Công Tiên, xóm Hượp, xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc giữ gìn nghề đan lát truyền thống.

Được sự giới thiệu của lãnh đạo xã Vân Sơn, chúng tôi đến thăm xóm Hượp. Gia đình ông Đinh Văn Thăm là một trong những hộ trong xóm vẫn duy trì nghề đan lát truyền thống. Năm nay ông 64 tuổi nhưng đôi bàn tay vẫn thoăn thoắt, cần mẫn, uốn nắn đan hoa văn trên chiếc gùi, mâm cơm, mẹt, bồ đựng quần áo… để phục vụ nhu cầu gia đình và cung cấp cho thị trường, tăng thêm thu nhập. Ông Thăm cho biết: "Nghề đan lát ở đây đã có từ lâu đời. Tôi gắn bó với công việc này được hơn 40 năm. Công việc không mất quá nhiều công sức, cũng không quá khó mà phù hợp với những người có tuổi. Nghề này có từ khi nào không ai biết rõ, cứ cha truyền con nối, nhưng muốn giỏi nghề phải chăm chỉ, chịu khó và phải có năng khiếu. Lưu truyền nghề là giữ lại nét văn hóa, cội nguồn của tổ tiên, vì vậy những năm qua, dù nghề đan lát thu nhập không cao nhưng tôi vẫn gìn giữ và truyền dạy cho con, cháu. Hướng dẫn tận tình cho con từng cách trẻ lạt, tìm cây. Để học và đan được những chiếc mẹt, sàng, mâm cơm, gùi… đẹp không hề đơn giản mà phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi kinh nghiệm, sự khéo léo từ khâu tìm loại cây thích hợp”. 

Ông Hà Công Tiên, xóm Hượp cho biết thêm: "Để tạo ra những sản phẩm đều có sẵn trong tự nhiên, nhưng chọn như thế nào để tạo ra sản phẩm đan lát đẹp, bền thì không phải là chuyện dễ dàng, mà phải vào rừng chọn kỹ càng từng cây tre, nứa, mây già có độ tuổi từ 3 năm trở lên, vì cây non rất giòn, dễ gãy, dễ bị mọt. Phải chọn cây thân to, dóng dài đan mới bóng và bền đẹp”.

Trước đây, người dân đan lát thủ công chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Những năm trở lại đây, nghề đan lát phát triển và trở thành hàng hóa bày bán rộng rãi tại các chợ phiên, khu du lịch, được du khách và người dân ưa chuộng. Những sản phẩm đan được như: mâm cơm, rổ, rá, nong, nia, mẹt, sàng sẩy gạo, gùi… là  những vật dụng không thể thiếu trong gia đình, gắn bó với người phụ nữ từ xa xưa. 

Những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ hiện đại khiến cho nghề đan lát truyền thống dần bị mai một. Thế nhưng, trước sự phát triển mạnh mẽ ấy vẫn còn có những người như ông Thăm, ông Tiên bằng sự đam mê, tâm huyết, họ là những người "thổi hồn” vào mây, tre, nứa, tạo ra các sản phẩm giản dị nhưng đã và đang góp phần giữ gìn, bảo tồn nét văn hoá truyền thống quê hương. 

Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng Văn hóa, thông tin huyện Tân Lạc nhấn mạnh: "Nghề đan lát không những tạo ra sản phẩm vật chất mà còn tạo nên sắc thái văn hóa riêng của người Mường vùng cao Vân Sơn nói riêng, người Mường Tân Lạc nói chung. Để gìn giữ và phát huy các sản phẩm từ nghề đan lát truyền thống của người dân cần sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành tìm ra hướng đi khai thác giá trị sản phẩm, gắn kết với du lịch, đưa nghề truyền thống trở thành mặt hàng có giá trị bền vững, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc Mường huyện Tân Lạc”.
 

Mai Chinh
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc)
 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục