Sau vài lần đầu tư chăn nuôi lợn, trâu, bò đều thất bại, anh Nguyễn Hồng Minh ở xóm Mùi, xã Độc Lập, TP Hòa Bình bén duyên với con dúi, hay còn gọi là "chuột rừng”.


Hiện anh Nguyễn Hồng Minh nuôi khoảng 200 con dúi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cũng như bao người nông dân khác ở xã Độc Lập, anh Minh mày mò tìm hiểu, học hỏi rồi đầu tư trồng nhiều loại cây và chăn nuôi lợn, trâu, bò… nhưng đều thất bại. Khi trồng được thì mất giá, chăn nuôi thì dịch bệnh, giá thức ăn tăng, giá bán thấp không đủ tiền vốn. Suốt mấy năm nuôi lợn thu nhập không thấy mà chỉ mang lại nợ nần. Bỏ lợn trắng anh quay sang nuôi lợn rừng. Tuy giá thành cao nhưng lợn lớn chậm, anh nuôi ít nên thu nhập không được nhiều. Trong một lần đi làm thuê, anh biết trên thị trường thịt thú rừng được người tiêu dùng rất chuộng. Từ thông tin đó, anh suy nghĩ đến việc nuôi con dúi. Sinh ra và lớn lên ở rừng nên anh không lạ gì giống dúi. Đây là giống hoang dã, thức ăn đơn giản sẵn có ở địa phương mà giá thành lại cao.

Nghĩ là làm, anh Minh đặt mua dúi của những người chuyên đi bắt dúi rừng và cải tạo chuồng lợn cũ thành nơi nuôi dúi. Nhà có bao nhiêu vốn liếng, anh lấy ra để mua dúi rừng về nuôi. Anh bỏ tiền mua hơn chục con dúi ngoài tự nhiên. Chúng rất khỏe, phát triển tốt, nhưng khi dúi cái đẻ thì chúng lại cắn chết con. 

Nuôi dúi rừng đẻ thất bại, anh lên mạng tìm hiểu và kiếm được nhiều cơ sở nuôi dúi rừng thuần ở Lạc Sơn. Dúi được thuần hóa và được giấy phép nuôi. Sau hơn 2 năm, đàn dúi phát triển khỏe mạnh, số lượng đàn tăng nhanh. Dúi đẻ ra được bán giống cho các hộ trong vùng, dúi thịt được bán cho những hộ có nhu cầu làm thực phẩm. Nhiều lúc chuồng của anh không có sản phẩm để bán. 

Một lần đi tìm hiểu thêm về thị trường dúi, anh Minh nghe chủ trại nuôi dúi ở Hà Nội mua 28 đôi dúi lai với hi vọng cải tạo, thay thế đàn dúi ta cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Khi nuôi được hơn 1 tháng, chúng bị bệnh hàng loạt và chết. Mặc dù dùng nhiều loại thuốc nhưng không chữa được. Lần đó anh thiệt hại hơn 100 triệu đồng tiền giống và lây bệnh sang đàn dúi ta. 

 Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại, anh tập trung nuôi dúi ta và mở rộng đàn. Sau mỗi năm đàn dúi lại phát triển tốt hơn. Khi đó anh mới thở phào nhẹ nhõm, những nỗ lực, cố gắng đã được đền đáp. Giờ đây đàn dúi đã lên tới 200 con. 

Đưa tôi đi thăm đàn dúi nuôi ở khu chuồng lợn được cải tạo sau nhà. Bên trong chuồng được che kín không cho ánh sáng chiếu vào. Chuồng xây từng ô, rộng gần 1m, mỗi con nuôi trong một ô. Với những con đang lấy đực thì nhốt một đôi. Khi dúi sắp đẻ thì nhốt riêng con đực. Từng ô chuồng nhỏ được che bằng bìa cát tông tối. Anh Minh phải dùng đèn pin soi mới nhìn thấy đám dúi ở trong chuồng. Anh chia sẻ: "Đám này lành lắm. Chúng chỉ ăn với ngủ và thích sống trong bóng tối. Chuồng không nên để ánh sáng tràn vào nhiều. Giống này phải lựa mới bắt được, nếu không chúng cắn thủng tay. Cũng giống như chuột dúi đẻ sai, một năm 1 con dúi sinh sản 4 lứa, mỗi lứa đẻ từ 2 - 4 con. Nuôi chúng khoảng hơn 1 năm đạt trọng lượng 1,5 - 2kg là xuất bán. Giá bán dúi thương phẩm hiện nay là 600.000 đồng/1kg. Nuôi 200 con dúi, mỗi ngày anh Minh cho chúng ăn một lần, thức ăn là mẩu mía hoặc mẩu tre. Theo anh Minh, so với nuôi gà, lợn, nuôi dúi nhàn hạ, chi phí, rủi ro thấp lại có thu nhập cao.  


Việt Lâm

Các tin khác


Tín dụng đầu năm tăng trưởng chậm

Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế kém khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng (NH) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình những tháng đầu năm chậm. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh, 2 tháng đầu năm 2024, tổng dư nợ cho vay và tổng nguồn vốn hoạt động của các NH, tổ chức tín dụng (TCTD) giảm nhẹ từ 1 - 2%.

Xã Nánh Nghê: Người dân khẩn trương thực hiện kế hoạch sản xuất vụ xuân

Nằm ở vị trí cuối cùng của huyện vùng cao Đà Bắc, xã Nánh Nghê được ví như điểm "cực Bắc” của tỉnh. Mặc dù đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai, thời tiết khắc nghiệt nhưng Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã luôn cố gắng phấn đấu, nỗ lực hoàn thành các chương trình, mục tiêu, từ đó phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Khởi sắc ngành nông nghiệp huyện Yên Thủy

Với việc lập thành công bản đồ thổ nhưỡng, từ đó huyện Yên Thủy triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, chú trọng phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, huyện có 21 sản phẩm OCOP (4 sản phẩm 4 sao, 17 sản phẩm 3 sao), góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo sự khởi sắc cho ngành nông nghiệp.

Giá vàng lên mức cao nhất trong 3 tháng

Giá vàng lên mức cao nhất trong ba tháng trong phiên giao dịch 4/3 do thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6/2024.

Dự kiến thả 17.500 con cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản

Theo Chi cục Thuỷ sản tỉnh, đến hết tháng 2/2024, toàn tỉnh duy trì diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng 2.695 ha, trong đó nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi là 1,2 nghìn ha; diện tích nuôi đạt khoảng 90%, diện tích còn lại đang cải tạo chuẩn bị thả giống. Hiện, tổng số lồng nuôi cá có gần 5.000 lồng; 2 tháng đầu năm, sản lượng nuôi trồng ước đạt 1.658 tấn, đạt 17,27% kế hoạch giao.

Tháng 2, toàn tỉnh trồng trên 360 ha rừng trồng tập trung

Thực hiện kế hoạch trồng rừng, kế hoạch trồng cây phân tán năm 2024, kế hoạch thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, dự án bảo vệ phát triển rừng tỉnh Hòa Bình, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, tập trung trồng rừng vụ xuân hè và cả năm 2024 theo kế hoạch.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục