Theo kế hoạch, năm 2024, xã Thạch Yên, huyện Cao Phong về đích nông thôn mới (NTM). Hiện xã hoàn thành 15/19 tiêu chí và đang nỗ lực hoàn thiện 4 tiêu chí còn lại. Theo lãnh đạo UBND xã Thạch Yên, là địa bàn thuộc vùng đặc biệt khó khăn, để thực hiện được 4 tiêu chí này là "bài toán” khó, đòi hỏi sự đầu tư về nguồn lực cũng như sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân.


Với lợi thế về thiên nhiên, văn hóa bản địa, xã Thạch Yên (Cao Phong) thu hút du khách tham quan, khám phá. Ảnh: Khách du lịch tham quan vườn hoa khu vực chùa Khánh. 

4 tiêu chí NTM của xã chưa đạt là: tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập, nhà ở dân cư và cơ sở vật chất văn hóa. Ngoài ra, một số tiêu chí đã đạt nhưng nguy cơ tụt điểm do cơ sở vật chất xuống cấp như: tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông, tiêu chí số 3 về thủy lợi, tiêu chí số 4 về điện... Cụ thể, đối với tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, xã chưa có nhà văn hóa, hội trường hay nhà đa năng, chưa có điểm vui chơi, giải trí và thể thao theo quy định; hiện mới có 5/12 xóm có nhà văn hóa đáp ứng yêu cầu. Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư, tính đến nay, toàn xã còn 30 hộ thuộc nhà tạm. Khó khăn lớn nhất là tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 11 về nghèo đa chiều, bởi đến cuối năm 2023, xã mới đạt thu nhập bình quân 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 27%. Muốn hoàn thành 2 tiêu chí này, năm 2024 xã phải đạt thu nhập 45 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 14%, xuống còn 13%.

Đồng chí Bùi Văn Tương, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Yên cho biết: Thực hiện các tiêu chí NTM chưa đạt, xã chủ động lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất. Trong đó, đối với tiêu chí về nhà ở, xã lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nguồn hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết của MTTQ huyện để tiếp tục xóa nhà tạm cho các hộ dân. Năm 2023, từ các nguồn vốn lồng ghép đã xóa được hơn 70 nhà tạm, dột nát. Năm 2024, mục tiêu xóa xong 30 hộ còn lại. Đối với tiêu chí số 6, nguồn vốn để xây dựng nhà văn hóa khá lớn, đòi hỏi nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia của nhân dân. Vì vậy, xã kiến nghị huyện ưu tiên phân bổ nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn xã hội hóa để đầu tư nâng cấp 7 nhà văn hóa cho các khu dân cư. Bên cạnh đó tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp ngày công để hoàn thiện tiêu chí này.

Cùng với đó, xã chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phát triển sản xuất dựa trên thế mạnh của địa phương để nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Là xã vùng chiến khu cách mạng, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, Thạch Yên hướng tới phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông nghiệp sạch theo hướng bền vững. Hiện nay, trên địa bàn xã đã thành lập 2 hợp tác xã (HTX nông nghiệp Yên Thượng, HTX du lịch và cung cấp dịch vụ nông nghiệp), hình thành một số sản phẩm OCOP độc đáo, như rượu nếp râu, rượu mía Yên Thượng. Các HTX cũng hình thành một số tuyến du lịch như ruộng bậc thang Yên Thượng - chùa Khánh - đồi Vó Vua... Trong phát triển nông nghiệp, xã tập trung vào trồng mía trắng, các loại rau đậu và phát triển kinh tế rừng. Hiện diện tích trồng mía đạt trên 70 ha, cây ăn quả 50 ha, độ che phủ rừng đạt 50%. Để giúp người dân phát triển kinh tế rừng, xã hỗ trợ vốn cho hộ nghèo, cận nghèo trồng keo diện tích trên 30 ha.

Theo lãnh đạo UBND xã, tiêu chí về nghèo đa chiều và thu nhập có liên quan rất lớn đến phát triển kinh tế. Đây cũng là các tiêu chí không thể thực hiện trong thời gian ngắn mà đòi hỏi phải có quá trình. Cùng với hỗ trợ nguồn lực cho hộ xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, xã tích cực tuyên truyền, vận động bà con tiếp tục đổi mới nếp nghĩ, cách làm, xác định các loại cây trồng chủ lực, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Đồng thời tiếp tục phối hợp các phòng, ban của huyện tăng cường dạy nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, qua đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. 

Đinh Hòa


Các tin khác


UBND huyện Lạc Sơn gặp mặt các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh 

Ngày 12/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức chương trình gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024.

Đảm bảo thị trường mùa lễ hội Xuân

Để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh mùa lễ hội đầu xuân, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Tỉnh Hòa Bình có 111 dự án đầu tư tại các khu công nghiệp

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến nay, tổng số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh là 111 dự án, trong đó có 26 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 379,77 triệu USD và 81 dự án đầu tư trong nước, tổng số vốn đăng ký 15.952,29 tỷ đồng.

Không dễ ‘hốt bạc’ khi vàng tăng phi mã

Giá vàng trong nước liên tục tăng cao ngất ngưỡng đã phá mọi kỷ lục từ trước đến nay và đang tạm đứng ở ngưỡng 82 triệu đồng/lượng (vàng SJC) vào sáng ngày 11/3, trong khi giá vàng nhẫn 4 số 9 cũng đang ở quanh mức 71 triệu đồng/lượng. So với thời điểm cuối năm 2023, hiện giá vàng đã tăng khoảng 5,5 triệu đồng/lượng.

Nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp

Ngày 1/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 523/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau 3 năm thực hiện, ngành lâm nghiệp cả nước đã đạt nhiều kết quả tích cực, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường bền vững.

Vốn vay "ế" khách

Tăng tưởng tín dụng 2 tháng đầu năm ở mức khá thấp đang đặt ra nhiều thách thức cho các ngân hàng để có thể đạt mục tiêu giải ngân 2 triệu tỷ đồng trong năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục