Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.



Nông dân xã Cư Yên (Lương Sơn) phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi lợn.

Chúng tôi đến thăm hộ ông Nguyễn Mạnh Hà, thôn Đất Đỏ, xã Liên Sơn, là điển hình phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi của xã, huyện. Hiện ông Hà sở hữu mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi trên 30.000 m2, trong đó có 1 khu trại nuôi gà 2.000 m2 áp dụng công nghệ tự động và vườn bưởi Diễn khoảng 26.000 m2. Mỗi năm, từ mô hình này gia đình ông thu nhập khoảng 800 triệu đồng. Ông Hà chia sẻ: Thời gian đầu tôi gặp không ít rào cản do thiếu kinh nghiệm sản xuất, nguồn vốn hạn chế. Nhờ được HND huyện, xã tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT trồng cây có múi, tôi đã tự tin bắt tay vào xây dựng mô hình và đã thành công. Từ đàn vật nuôi đến vườn bưởi được chăm sóc tốt nên chất lượng luôn được đánh giá cao, mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình. Mô hình tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với mức lương 7,5 triệu đồng/người/tháng. Những lúc cao điểm tạo việc làm cho khoảng 20 lao động thời vụ.

Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện nay có hàng chục nghìn hộ HVND thực hiện hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế. Trong đó, HND đóng góp vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, đồng hành, là kênh dẫn vốn tin cậy của nhà nông.

HND huyện Lương Sơn hiện có trên 13.500 hội viên, sinh hoạt ở 145 chi hội, 353 tổ hội. Để phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đạt hiệu quả, hàng năm, các cấp HND huyện chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn tập huấn chuyển giao KHKT cho cán bộ, hội viên. Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội phối hợp tổ chức 3 lớp chuyển giao KHKT cho 100 HVND về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa màu vụ đông xuân; bế giảng 1 lớp dạy nghề chăn nuôi, phòng trị bệnh cho gà và cấp chứng chỉ cho 35 HVND; phối hợp tổ chức 2 lớp tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức, kỹ năng chương trình OCOP cho 114 hội viên tham gia tại xã Cư Yên và Hòa Sơn... Đồng thời, HND huyện phối hợp Phòng NN&PTNT huyện và đơn vị thu mua thu hoạch, tiêu thụ 7 tạ cỏ ngọt tại xã Cao Sơn, giá bán 5.000 đồng/kg cỏ tươi. Qua đánh giá sơ bộ, mô hình trồng cỏ ngọt đạt giá trị khoảng 200 triệu đồng/ha canh tác.

Bên cạnh đó, HND huyện tiếp tục hướng dẫn các xã xây dựng dự án có nhu cầu vay nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp. Quỹ đã và đang hướng dẫn, thẩm định 2 dự án chăn nuôi bò sinh sản tại 2 xã Tân Vinh, Lâm Sơn với 20 hộ tham gia, số vốn vay 400 triệu đồng/dự án; xây dựng 2 dự án chăn nuôi bò sinh sản, 1 dự án chăn nuôi lợn sinh sản tại 3 xã: Hòa Sơn, Cư Yên, Liên Sơn với 28 hộ tham gia, số vốn vay 300 triệu đồng/dự án. Hội cũng tăng cường chỉ đạo cơ sở Hội phối hợp với 3 ngân hàng (Chính sách xã hội, NN&PTNT, Bưu điện Liên Việt) thẩm định hồ sơ cho hội viên vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế đảm bảo đúng quy định. Hiện, HND huyện nhận tín chấp của 3 ngân hàng với tổng dự nợ 549.792 triệu đồng, cho trên 5.580 hộ HVND vay.

Đồng chí Nguyễn Phùng Chinh, Chủ tịch HND huyện Lương Sơn cho biết: Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi trên địa bàn huyện đã và đang tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa trong hội viên và các tầng lớp nhân dân trên tất cả các lĩnh vực sản xuất. Trong đó, điều đáng mừng nhất là từ phong trào này, nhiều nông dân dần thay đổi cách nghĩ, cách làm, tư duy sản xuất, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa lớn, từ kinh tế hộ đơn lẻ sang hợp tác, liên doanh theo chuỗi; từ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống dần sang ứng dụng công nghệ cao; từ coi trọng về số lượng sản phẩm sang chất lượng, giá trị lợi nhuận gắn với an toàn thực phẩm và phát triển bền vững. Năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ của HND huyện là cùng với tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua SXKD giỏi về cây, con giống, kinh nghiệm SXKD, Hội sẽ chú trọng, khuyến khích hội viên mạnh dạn phát triển các ngành nghề, con giống mới có tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao...


Thu Hằng

Các tin khác


Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Tập huấn triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”

Ngày 19/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; hướng dẫn xây dựng dự án khởi nghiệp tham gia cuộc thi năm 2024.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh. Sản phẩm sơ chế, chế biến thuỷ sản chủ yếu là cá fillet, chả cá, ruốc cá, cá kho, cá nướng, cá khô, tôm khô, cá tươi, tôm tươi, cá đóng gói đông lạnh. Toàn tỉnh có 5 sản phẩm thủy sản chế biến được chứng nhận OCOP 4 sao. Hàng năm, sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản đạt khoảng 850 tấn, chiếm 11,33% sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trên hồ Hòa Bình.

Giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Do những khó khăn, vướng mắc về các quy trình thủ tục, giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư, điều chỉnh đất rừng, đất lúa, vấn đề đất đắp cho các công trình dự án và những khó khăn khách quan khác, Hòa Bình là tỉnh có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) đạt thấp so với trung bình cả nước. Trước thực trạng đó, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương, chủ đầu tư (CĐT) cần "rõ vai, thuộc bài”, gắn với trách nhiệm người đứng đầu, bám sát cơ sở, thường xuyên giao ban tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các thủ tục đầu tư. Đồng thời cần tăng cường kỷ cương, kỷ luật, lấy thực hiện mục tiêu, kế hoạch giải ngân làm kết quả để đánh giá mức độ hoàn thành, xếp loại thi đua năm của đơn vị, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ đầu tư các nguồn vốn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Huyện Kim Bôi phát triển kinh tế rừng ổn định, bền vững

Nhà có nhiều hay ít cũng đều phải có trách nhiệm giữ rừng như nhau; bất kỳ ai có hành vi xâm hại rừng, dù chỉ là một cây măng cũng phải chịu phạt. Điều này đã được 100% người dân xóm Bưa Cầu, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) nhất trí đưa vào hương ước của xóm để bảo vệ rừng...

Huyện Lương Sơn khai thác lợi thế phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn huyện Lương Sơn có 905 cơ sở, doanh nghiệp, hộ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hoạt động. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục