Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Ông Bùi Văn Dựng, xóm Bin Các, xã Tử Nê (Tân Lạc) chủ động chăm sóc đàn trâu khi thời tiết nắng nóng.
Đã chăn nuôi nhiều năm, gia đình ông Bùi Văn Dựng, xóm Bin Các, xã Tử Nê tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, phòng dịch bệnh cho đàn trâu. Hiện gia đình ông nuôi 7 con trâu. Thời gian này, khi thời tiết thay đổi nhanh, nhất là có thời điểm nhiệt độ lên đến 35 - 39 độ C, vì thế ông chủ động sử dụng những tấm bạt đã cũ để che nắng, dọn dẹp tạo thông gian thoáng mát cho đàn vật nuôi. Đồng thời phun khử trùng chuồng trại một lần/tuần, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thu gom chất thải đóng bao để bón cho diện tích cỏ voi, vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất.
Ông Dựng cho biết: Để bảo vệ an toàn cho đàn trâu, vào những ngày nắng nóng kéo dài, tôi chia khẩu phần cho trâu ăn nhiều bữa, cho ăn vào sáng sớm, chiều mát và buổi tối, hạn chế cho ăn vào buổi trưa. Đặc biệt, tôi thường xuyên thông tin, trao đổi với cán bộ thú y của xã để có những biện pháp chống nóng, phòng dịch bệnh đúng kỹ thuật, bảo đảm cho đàn trâu sinh trưởng tốt.
Không chỉ gia đình ông Dựng, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Tử Nê đã và đang chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp. Gia đình chị Bùi Thị Bi nuôi 3 con bò, trong đó có 1 bò mẹ nên chị luôn chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Chị Bi chia sẻ: Ngoài giữ cho chuồng nuôi thoáng mát, trong những ngày nắng nóng, gia đình thường tắm 2 lần/ngày cho đàn bò; tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh; định kỳ phun khử trùng, tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh 1 lần/tuần. Nhờ đó, đàn bò phát triển tốt, ít bị dịch bệnh.
Huyện Tân Lạc hiện có trên 1.088 nghìn con gia súc, gia cầm. Trong đó, tổng đàn trâu ước trên 16.820 con, đàn bò trên 10.950 con, đàn lợn trên 40.820 con, đàn gia cầm khoảng 1.014.900 con, đàn dê trên 4.880 con. Trong quý I/2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã triển khai tiêm phòng trên 5.000 liều vacxin cho trâu, bò, 8.000 liều vacxin cho lợn, 30.000 liều vacxin cho gia cầm… Để duy trì, phát triển ổn định hoạt động chăn nuôi, nhất là trong mùa nắng nóng, đồng chí Bùi Văn Tứ, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cho biết: Theo dự báo tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, các đợt nắng nóng kéo dài có khả năng xuất hiện liên tục. Vì vậy, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp khuyến cáo người dân tuyệt đối không chăn thả vật nuôi khi trời nắng nóng, nhiệt độ cao. Bên cạnh biện pháp làm mát chuồng trại, cần cung cấp nước uống sạch và thức ăn dễ tiêu hóa, có bổ sung vi lượng cần thiết. Bảo đảm chuồng trại cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, thích hợp với vật nuôi; phủ lá, rơm, trồng cây dây leo lên mái chuồng trại để chống nóng trực tiếp. Những ngày nắng nóng cần phun nước lên mái, phun sương trong chuồng nuôi và bố trí đủ quạt điện để làm mát, tránh tăng độ ẩm trong chuồng; khơi thông rãnh thoát nước thải và xử lý chất thải. Vào những ngày nắng nóng gay gắt, người chăn nuôi nên cho vật nuôi ăn nhiều bữa trong ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát để tăng khả năng hấp thụ thức ăn, hạn chế cho ăn buổi trưa khi trời nắng nóng. Ngoài ra, trung tâm tăng cường cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở hướng dẫn hộ chăn nuôi triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời vận động các chủ chăn nuôi làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại và tăng khẩu phần thức ăn dinh dưỡng cho đàn vật nuôi đủ sức chống lại nắng nóng, không chăn thả trâu, bò ra đồng ở thời điểm nắng nóng vào ban trưa.
Với sự chỉ đạo sát sao của cơ quan chuyên môn, sự chủ động của các hộ chăn nuôi, huyện Tân Lạc phấn đấu duy trì và phát triển ổn định đàn gia súc, gia cầm; kiểm soát chặt chẽ, không để dịch bệnh bùng phát, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra trong thời điểm nắng nóng hiện nay.
Quyên Anh
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc)
Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.
Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.
Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.
Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.
Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.