Là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh, dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn 1) đang bị chậm tiến độ vì vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB).


Nhà thầu tổ chức thi công dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn 1) đoạn qua xã Hòa Sơn (Lương Sơn).

Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 2854/QĐ-UBND, ngày 3/12/2021 của UBND tỉnh, tổng mức đầu tư 999 tỷ đồng, thực hiện xây dựng tuyến đường dài khoảng 7,61km, điểm đầu km 0+000 nối tiếp vào đường Âu Cơ, thuộc địa phận thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), điểm cuối km 7+608,81 giao với đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 21) tại km 418+700/ĐHCM, thuộc địa phận xã Hòa Sơn (Lương Sơn). Dự án thực hiện từ năm 2021, kế hoạch hoàn thành sau 48 tháng. Ghi nhận trong tháng 4/2024, nhà thầu tổ  chức thi công cầm chừng, lý do không có mặt bằng sạch.

Đồng chí Bùi Ngọc Tâm, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cho biết: Đến nay, chính quyền đã bàn giao mặt bằng khoảng 1,5/7,6km, nhà thầu đang tổ chức thi công nền đường đoạn Km 2+400 - Km 3+100; Km 4+200 - Km 4+700; Km 6+800 - Km 6+900; Km 7+300 - Km 7+400. Đối với hạng mục cầu đã hoàn thiện cầu số 2, cầu số 5 và một phần cầu số 4, hiện đang thi công các hạng mục cầu số 3. Về công tác bồi thường GPMB đã thực hiện kiểm kê đất và    tài sản trên đất cho 494/500 hộ, diện tích 34,3/34,75ha; thực hiện chi trả cho 134/142 hộ gia đình, cá nhân có quyết định thu hồi đất     với số tiền 27,6 tỷ đồng (diện tích 6,3 ha). Số hộ phải di chuyển chỗ ở khoảng 143 hộ (thị trấn Lương Sơn 44 hộ, xã Hòa Sơn 99 hộ). Ban Quản lý đang lập hồ sơ chỉ định thầu đối với các gói thầu thi công xây lắp di chuyển đường điện, khảo sát, thiết kế lập hồ sơ di chuyển đường nước, cáp... và các gói thầu khác có liên quan, hoàn thành trong quý II/2024. Đối với vấn đề đất đắp, đã có 2 nhà thầu tiến hành vận chuyển đất đắp từ dự án đào hạ tải, xử lý phòng chống nguy cơ sạt lở tại xóm Vé, xã  Tân Vinh về để thi công. Ban Quản lý tiếp tục phối hợp các đơn vị liên    quan hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép vận chuyển, tiếp nhận đất dôi dư từ các dự án khác về thi công cho công trình. 

Kế hoạch vốn được giao đến nay là 251,850 tỷ đồng, đã giải ngân 155,3/251,850 tỷ đồng. Hiện công tác GPMB dự án đang chậm tiến độ. Công tác lập phương án, dự toán cho các hộ bị ảnh hưởng đang triển khai chậm. Quá trình xác minh nguồn gốc đất mất nhiều thời gian, đặc biệt là xác minh nguồn gốc đất nông, lâm trường. UBND huyện Lương Sơn đang hoàn thiện hồ sơ xin hỗ trợ khác đối với đất nông, lâm trường. Chưa có hướng dẫn cho các hộ thuộc diện tái định cư (TĐC) tại chỗ để các hộ tiến hành làm hồ sơ xây dựng nhà cửa.

Tại cuộc kiểm tra dự án này mới đây, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh chỉ đạo: Dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn 1) là dự án trọng điểm của tỉnh, tuy nhiên tiến độ chậm so với kế hoạch. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương cần tăng cường bám nắm cơ sở, phối hợp các đơn vị liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc về GPMB, xây dựng biểu đồ kế hoạch cho từng phần việc với khung thời gian cụ thể để tập trung giải quyết, trong GPMB quan tâm xây dựng khu TĐC, đảm bảo cuộc sống người dân…

Trên tinh thần đó, UBND tỉnh chỉ đạo huyện Lương Sơn khẩn trương phân loại nhóm TĐC tại chỗ, TĐC phân tán để có hướng dẫn cụ thể đối với các hộ thuộc diện TĐC tại chỗ, để các hộ lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền tiến hành xây dựng lại nhà cửa. Sớm hoàn thành xây dựng hạ tầng khu TĐC để giao đất cho các hộ thuộc diện TĐC, kịp thời bàn giao mặt bằng triển khai thi công. Đồng thời, sớm hoàn thiện hồ sơ cho các loại đất thuộc đất nông, lâm trường làm cơ sở lập phương án cho các hộ bị ảnh hưởng; trình, thẩm định, phê duyệt phương án và sớm bàn giao mặt bằng các đoạn tiếp theo, đặc biệt là các vị trí cầu số 1, phần còn lại của cầu số 4. 


Lê Chung

Các tin khác


Xã Mường Chiềng nỗ lực giảm nghèo

Xã Mường Chiềng (Đà Bắc) có 8 xóm, 946 hộ với 4.070 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã chú trọng lãnh, chỉ đạo công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống người dân.

Toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 2 sản phẩm tiềm năng hạng 5 sao; 32 sản phẩm hạng 4 sao; 124 sản phẩm hạng 3 sao.

Người dân đang hình thành thói quen không dùng tiền mặt

Thời gian qua, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, có mặt hầu hết trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi. Hoạt động chuyển khoản, không dùng tiền mặt (KDTM) không chỉ diễn ra ở các cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, sản xuất mà ngày càng phổ biến hơn tại nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, điều mà trước đây hiếm thấy.

Nông dân xã Thu Phong góp sức giữ vững các tiêu chí nông thôn mới nâng cao

Với trên 620 hội viên nông dân, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) xã Thu Phong (Cao Phong) đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM với nhiều cách làm hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo. Qua đó góp phần giữ vững các tiêu chí NTM nâng cao tại địa phương, nổi bật nhất là tổ chức các mô hình phát triển kinh tế và duy trì hoạt động bảo vệ môi trường.

Huyện Lương Sơn: Các xã đạt từ 11 tiêu chí nông thôn mới nâng cao trở lên

Theo báo cáo của UBND huyện Lương Sơn, tính đến thời điểm này, các xã trên địa bàn huyện cơ bản đạt từ 11 tiêu chí NTM nâng cao trở lên.

Quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện nắng nóng, mưa bão và hạn hán

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục