Mật ong rừng Hợp Tiến, xã Hợp Tiến là 1 trong 2 sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Kim Bôi, là sản phẩm mật ong đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Nhờ chú trọng cải tiến quy trình, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường, được khách hàng gần xa tin tưởng, ưa chuộng.


Sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến được Hợp tác xã Green Life, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP,  ISO 22000:2018, có gắn nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc.


Xây dựng và phát triển mật ong rừng Hợp Tiến

Từ những năm 1960 của thế kỷ XX, nhân dân trong vùng đã biết sử dụng mật ong để phục vụ nhu cầu của gia đình. Đến năm 2000 trở đi, nuôi ong lấy mật đã trở thành sinh kế giúp các hộ dân cải thiện kinh tế gia đình. Mỗi hộ nuôi từ 20 - 30 đàn để lấy mật sử dụng hoặc bán ra thị trường để có thêm thu nhập. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong lấy mật, năm 2021, Hợp tác xã (HTX) Green Life tại xã Hợp Tiến được thành lập, tập hợp những thanh niên trẻ tuổi có chung niềm đam mê, nhiệt huyết mong muốn đưa mật ong rừng tự nhiên trở thành sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương. 

Anh Đinh Công Thuần, Giám đốc HTX Green Life chia sẻ: "Nghề nuôi ong lấy mật tại địa phương đã giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, trong đó, phần lớn các thành viên HTX là những thanh niên 8X, 9X có chung sở thích, mong muốn xây dựng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến đến với thị trường trong tỉnh và các vùng lân cận. Hiện nay, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến đã có mặt trên mọi miền Tổ quốc. Cuối tháng 4 vừa qua, sản phẩm được HTX đưa sang quảng bá tại thị trường Hàn Quốc”. 

Xã Hợp Tiến nằm trong khu Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến. Với diện tích rừng đặc dụng rộng khoảng hơn 5.000ha với nhiều loại cây dược liệu quý như xạ đen, ba kích… là điều kiện lý tưởng để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Hiện nay, HTX Green Life có 11 thành viên và các hộ nuôi ong vệ tinh trên địa bàn các xóm: Thượng Tiến, Lươn, Vãng, Sim Trong… với gần 5.800 đàn ong. 

Mật ong rừng Hợp Tiến là sự kết tinh của thiên nhiên, bao gồm các yếu tố thời tiết, địa hình và nguồn thực vật phong phú, đa dạng. Từ đó tạo nên sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến có hương vị đặc trưng, không phải nơi nào cũng có được.

Đưa mật ong rừng Hợp Tiến vươn xa

Đưa mật ong rừng Hợp Tiến có mặt tại mọi miền Tổ quốc và hướng đến xuất khẩu… Đó là mục tiêu của HTX Green Life trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm mật ong. Hiện nay, sản lượng mật ong của HTX đạt 60.000 lít/năm, tổng thu nhập trên 12 tỷ đồng/năm. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và ISO 22000:2018, có gắn nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc và được đóng chai, lọ thể tích 1 lít, 500ml, 350ml. Mẫu mã, hình thức đẹp mắt. Cùng với đó, HTX trang bị, đầu tư hệ thống máy móc giúp cải tiến quy trình sản xuất, đảm bảo các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, hệ thống máy hạ thủy phần sau khi được áp dụng giúp lượng nước trong mật ong giảm còn 18%, đạt tỷ lệ theo tiêu chuẩn để xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Trong thời gian tới, HTX Green Life tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến. Đồng thời tích cực học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm từ mật ong như: sáp ong, rượu, xà bông… Đây là những sản phẩm đã và đang được thị trường quốc tế ưa chuộng, tuy nhiên nguồn cung còn hạn chế. Đó là cơ hội lớn để HTX Green Life khẳng định được thương hiệu, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. 

Đồng chí Bùi Thanh Thụ, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến cho biết: Sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao là minh chứng cho chất lượng và sản phẩm được khách hàng tin dùng. Cấp ủy, chính quyền xã mong muốn HTX Green Life tiếp tục cải tiến quy trình sản xuất, hướng đến thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ thương mại, siêu thị… Từng bước xây dựng, phát triển thương hiệu mật ong rừng Hợp Tiến trở thành sản phẩm nông sản tiêu biểu, vươn xa trên thị trường trong và ngoài nước.

Đức Anh

Các tin khác


Tập đoàn Việt Mỹ tài trợ hội nghị VACOD - HBA Hòa Bình năm 2024

Chiều ngày 12/5/2024, Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội - HBA tổ chức Hội thảo: "Luật đất đai 2024 và các luật liên quan - Tác động của luật đất đai 2024 đến môi trường đầu tư, doanh nghiệp


Vốn ưu đãi góp phần giải quyết việc làm cho người dân

Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn tỉnh. Thông qua nguồn vốn này, nhiều hộ đã đầu từ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Nông dân huyện Mai Châu thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thông qua cầu nối là Hội Nông dân (HND) huyện, những năm qua, việc được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều nông dân ở huyện Mai Châu có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên thành hộ khá, giàu tại địa phương.

Huyện Lạc Sơn: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 630 tỷ đồng

Đến hết tháng 4/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn đạt 630,2 tỷ đồng, với gần 18 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Trên 100 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Những năm qua, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những chương trình có nhu cầu vay vốn lớn.

Dệt may, da giày thích ứng với yêu cầu thị trường

Các doanh nghiệp dệp may, da giày nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trường của EU và Mỹ để đạt mục tiêu tăng trưởng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục