Các doanh nghiệp dệp may, da giày nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trường của EU và Mỹ để đạt mục tiêu tăng trưởng.
4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm hàng dệt may, da giày đạt gần 20 tỷ USD sang thị trường chính là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), tăng hơn 9% so với cùng kỳ. Để đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm từ 10 - 20%, việc đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trường của EU và Mỹ là yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp bởi đây là hàng rào kỹ thuật mới trong sản xuất và xuất khẩu được áp dụng trong giai đoạn tới.
Tổng Công ty May 10 cho biết, nếu như bị tính theo giá carbon tại châu Âu, bình quân là 60 USD/ 1 tấn CO2 thì mỗi 1 chiếc áo sơ mi của doanh nghiệp sẽ phải cộng thêm khoảng 20 cent khi xuất khẩu. Tuy nhiên với việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi sang sản xuất xanh thì ước tính mỗi năm doanh nghiệp này sẽ tiết giảm được trên 30 tỷ đồng chi phí phát sinh.
Còn Công ty Cổ phần Giày Vĩnh Yên cho biết, để đáp ứng yêu cầu về sản xuất xanh, sản xuất an toàn với môi trường từ phía các nhà nhập khẩu, vốn để đầu tư cho công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng cần khoảng 100 tỉ đồng. Đây chính là thách thức lớn nhưng buộc phải thay đổi.
Các doanh nghiệp dệp may, da giày nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trườn. Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư.
Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam cho biết: "Chúng tôi rất mong muốn có được nguồn, quỹ liên quan đến thay đổi công nghệ, phát triển xanh. Tuy nhiên, chúng tôi cũng kiến nghị làm sao phải có thủ tục để doanh nghiệp có thể đơn giản tiếp cận được, đem lại hiệu quả. Cần tránh trường hợp như chúng ta đã thiết lập nhiều quỹ, nhưng thủ tục là quá rườm ra, quá chặt chẽ khiến cho việc tiếp cận của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn".
Năm 2024, xuất khẩu của nhóm hàng dệt may, da giày dự kiến tăng trưởng 10%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 80 tỷ USD. Như vậy, khi sản xuất thay đổi, đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu, đây sẽ vẫn là nhóm hàng hoá có lợi thế của Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Theo VTV.VN
Ngày 12/5, tại Ivory Villas & Resort thuộc xã Lâm Sơn (Lương Sơn), Hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội phối hợp Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam tổ chức Hội thảo về Luật Đất đai và các luật liên quan tác động đến môi trường đầu tư và doanh nghiệp. Đến dự có đại diện Ban Kinh tế của Quốc hội; các bộ, ban, ngành và gần 200 doanh nhân thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp các tỉnh, thành phố. Sự kiện được tài trợ bởi Tập đoàn Việt Mỹ, Công ty CP Archi Reenco Hoà Bình, Công ty CP Việt Mỹ QLKS và khu nghỉ dưỡng.
Từ 6 giờ sáng 13/5, VinFast chính thức nhận đặt cọc cho mẫu xe điện VF 3 với mức giá 235 triệu đồng (thuê pin) và 315 triệu đồng (bao gồm pin). Trong đó, 6.868 khách hàng đặt cọc trong 66 giờ đầu có cơ hội nhận phiên bản giới hạn Creators’ Edition với những chi tiết thiết kế đặc biệt.
Giá lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuần qua hầu hết đi ngang, do nguồn cung vụ Hè Thu ở khu vực này chưa có nhiều. Gạo xuất khẩu tiếp tục ghi nhận sự tăng giá.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 4 tháng đầu năm, có 81.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cũng có tới 86.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, cao hơn nhiều so với số doanh nghiệp thành lập mới và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường chủ yếu do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, "khát” vốn, thiếu kinh phí đầu tư và khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng.
Nhịp hồi phục của thị trường chứng khoán từ giai đoạn cuối tháng 4 tiếp tục được nối dài sang tháng 5. Mặc dù vậy, áp lực chốt lời đã xuất hiện khi chỉ số tiệm cận lại vùng kháng cự mạnh cùng với tỷ giá USD có dấu hiệu nóng trở lại theo đà tăng của chỉ số US Dollar Index (DXY).
Theo Chi cục Thuỷ sản tỉnh, trong 4 tháng đầu năm nay, các cơ sở sản xuất chủ yếu ương dưỡng cá bột, cá hương; cá giống gồm các loài truyền thống và một số loài đặc sản như: chiên, lăng, tầm, bỗng với sản lượng ước đạt 38 triệu con, phục vụ cho sản xuất, nhất là nuôi cá lồng trên hồ thuỷ điện Hoà Bình.