Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.
Để chủ động ứng phó, giảm
thiểu thiệt hại cho người, vật nuôi thuỷ sản do biến động thời tiết và ổn định,
duy trì sản xuất, Sở NN&PTNT vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố về
việc tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện nắng nóng, mưa bão
và hạn hán năm 2024.
Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành
phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phổ biến, hướng dẫn các quy định của Luật
Thuỷ sản 2017; triển khai ngay các quy định của Nghị định số 37/2024/NĐ-CP,
ngày 4/4/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, đặc
biệt là quy định đăng ký nuôi trồng thuỷ sản lồng bè, đối tượng thuỷ sản chủ lực.
Chỉ đạo cơ quan chuyên
môn phối hợp với Chi cục thủy sản thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh thủy
sản, quan trắc, cảnh báo môi trường theo khuyến cáo của Trung tâm quan trắc môi
trường và Bệnh thủy sản Miền Bắc, Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản I; tăng
cường công tác kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường
từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là vùng nuôi lồng, bè.
Chuẩn bị đầy đủ nguyên,
nhiên vật liệu, bố trí nguồn nhân lực và tổ chức triển khai các biện pháp ứng
phó với mưa bão, lũ; nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy các công trình thủy
lợi nhằm hỗ trợ, phục vụ người dân lấy nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Thả giống với mật độ hợp
lý và có biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật. Dừng thả giống khi điều kiện thời tiết
không cho phép. Cử cán bộ bám sát địa bàn, kịp thời hướng dẫn cơ sở nuôi thực
hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt hại
do nắng nóng, mưa bão, hạn hán và biến động bất thường của thời tiết gây ra để ổn
định sản xuất.
Đa dạng các hình thức
tuyên truyền để kịp thời truyền tải thông tin về dự báo thời tiết, kết quả giám
sát dịch bệnh thủy sản, quan trắc môi trường tới tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy
sản nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.
P.V (TH)
Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.
Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.
Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.
Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.
Theo thông tin Bộ Tài chính chiều 23/5, Bộ vừa có văn bản hướng dẫn việc triển khai kiểm kê thử nghiệm tài sản công tại một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.