Công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế; sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành trong công tác tổ chức quản lý thu. Theo báo cáo của UBND tỉnh, thu NSNN ước thực hiện hết tháng 5/2024 đạt 2.880 tỷ đồng, bằng 71% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 50% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh và bằng 196% so với cùng kỳ.


Nhiều khoản thu đến thời điểm hiện tại thực hiện đạt khá so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao, như thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh; thuế thu nhập cá nhân; thuế bảo vệ môi trường; phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất… 

Thu NSNN năm 2024 đã có sự khởi sắc, bứt phá so với cùng kỳ năm trước, nhưng thực tế nhiều năm qua cho thấy, nguồn thu của tỉnh thiếu sự bền vững, phụ thuộc lớn từ thu tiền sử dụng đất và nguồn thu từ Công ty thủy điện Hòa Bình; tổng số tiền nợ thuế rất cao. Nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đi được 2/3 chặng đường, trong khi lộ trình tăng trưởng số thu có năm không thực hiện được. Chính vì vậy mục tiêu thu NSNN đạt 10.000 tỷ đồng vào năm 2025 là khó đạt.

Tại nhiều diễn đàn, cuộc họp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh vấn đề thu, nộp NSNN đã được đưa ra bàn thảo, tìm căn nguyên hụt thu. Và một trong những nguyên nhân quan trọng được chỉ ra là việc nuôi dưỡng nguồn thu còn hạn chế. Những năm gần đây, sự thay đổi về chế độ, chính sách thu là một trong những lý do dẫn đến giảm nguồn thu của tỉnh. Song, việc triển khai đầu tư các khu, cụm công nghiệp chậm; công tác thu hút đầu tư, năng lực của một số nhà đầu tư còn yếu; các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, khả năng phục hồi chậm sau ảnh hưởng của đại dịch covid-19... là nguyên nhân quan trọng kéo giảm nguồn thu ngân sách.

Thu NSNN có vai trò rất quan trọng, đảm bảo nguồn lực để kiến thiết, đầu tư phát triển KT-XH địa phương. Tăng thu NSNN nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân; hoàn thiện cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, đồng bộ; từng bước chủ động ngân sách, giảm dần phụ thuộc vào hỗ trợ từ Trung ương. Chính vì vậy đây được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. 

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thu, nộp NSNN, phấn đấu đạt 100% kế hoạch năm 2024 và hướng tới sự bền vững nguồn thu, theo Ban Chỉ đạo đôn đốc thu, nộp NSNN tỉnh Hòa Bình, trước hết cần khẩn trương thực hiện hoàn thành về quy hoạch để làm căn cứ triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn; tổ chức, triển khai thực hiện đảm bảo đúng thời gian quy định và pháp luật hiện hành…  Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đấu giá đất, dự án thu tiền sử dụng đất, tiến độ sắp xếp lại cơ sở nhà đất của cơ quan Nhà nước theo quy định. Triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ, đầy đủ nguồn thu phát sinh trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn lậu thuế; đẩy mạnh quản lý nợ thuế, phấn đấu giảm số tiền nợ thuế xuống dưới 8% tổng thu NSNN.

Tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, dịch vụ viễn thông, internet... Đặc biệt là công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền, hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và UBND tỉnh…

UBND tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tích cực, khẩn trương phối hợp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ thu NSNN. Trong đó, UBND các huyện. thành phố tiếp tục hoàn thiện các thủ tục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án. Phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan rà soát, đôn đốc các tổ chức, cá nhân nợ thuế, nộp vào NSNN nhằm đảm bảo kế hoạch thu ngân sách năm 2024. Tiếp tục triển khai thực hiện các thủ tục hành chính, hoàn thiện hồ sơ, phấn đấu hoàn thành các dự án giao đất, đấu giá thu tiền sử dụng đất theo đúng tiến độ, làm cơ sở để cơ quan thuế thông báo, đôn đốc thu kịp thời nộp vào NSNN.

Đặc biệt, quan điểm chỉ đạo của tỉnh là đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, bảo đảm ổn định lâu dài; mở rộng nguồn thu, bảo đảm thu đúng, đủ và bền vững.

Tăng trưởng thu NSNN bền vững theo hướng ưu tiên đầu tư vào các dự án, công trình phục vụ phát triển KT-XH nhưng có khả năng tiếp tục tái tạo nguồn thu, xác định thu NSNN từ doanh nghiệp, HTX, dự án đầu tư là chính và lâu dài. Do vậy cần tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp, HTX, dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả để nuôi dưỡng nguồn thu… 



Bình Giang

Các tin khác


Tín dụng chính sách, đòn bẩy giúp đồng bào thiểu số vươn lên thoát nghèo

Sau 10 năm thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nguồn vốn này đã thực sự trở thành "điểm tựa" giúp hàng chục nghìn hộ nghèo, hộ chính sách ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần không nhỏ vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng thành công nông thôn mới ở nhiều địa phương.

Số thu ngân sách từ xuất nhập khẩu tăng 11,3%

Số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ xuất nhập khẩu tháng 5/2024 đạt 38.940 tỷ đồng, tăng 11,3% so với tháng trước. Trong 5 tháng đầu năm, số thu NSNN từ xuất nhập khẩu đạt 165.696 tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán được giao, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trao văn bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu Gà đen Pà Cò - Hang Kia cho huyện Mai Châu

Ngày 7/6, tại xã Pà Cò, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao văn bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu "Gà đen Pà Cò - Hang Kia” cho sản phẩm gà của huyện Mai Châu.

Trao quyết định quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cơm lam Mường Động”

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND huyện Kim Bôi vừa tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận "Cơm lam Mường Động" dùng cho sản phẩm Cơm lam của huyện Kim Bôi.

Ngăn chặn “kẻ thù” của nghề nuôi lợn: Bài 2 - An toàn sinh học, "lá chắn” trước dịch bệnh

Đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi là "lá chắn” quan trọng nhất để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xâm nhiễm. Còn khi đã bùng phát dịch thì sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, cũng như ý thức chống dịch của người chăn nuôi là giải pháp căn cơ để khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Khởi sắc xã vùng cao Độc Lập

Độc Lập là xã đặc biệt khó khăn của TP Hòa Bình, trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2015, thu nhập bình quân của người dân mới đạt 12 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 22%. Tuy nhiên, đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đã tăng lên 42 triệu đồng; dự kiến 6 tháng đầu năm 2024 đạt 25 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 5%, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục