Cuối năm 2022, từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội do Hội LHPN xã Văn Sơn (Lạc Sơn) nhận ủy thác, chị Bùi Thị Thâm, hộ hội viên nghèo ở xóm Ráy được vay 30 triệu đồng đầu tư mô hình nuôi vịt cổ xanh. Quá trình tổ chức lại sản xuất, chị được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra chị kết hợp trồng rừng và mở cửa hàng tạp hóa nhỏ. Cuộc sống gia đình chị Thâm từ đó dần ổn định. Kết quả rà soát các tiêu chí năm 2023, gia đình chị đủ điều kiện ra khỏi hộ nghèo.


Hội viên phụ nữ xóm Ráy, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) phát triển mô hình chăn nuôi vịt cổ xanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tính đến hết năm 2023, Hội LHPN xã Văn Sơn đã giúp 8 hộ hội viên thoát nghèo. Kế hoạch năm 2024, toàn hội phấn đấu giúp thêm 8 hộ hội viên. Đồng chí Bùi Thị Nguyệt, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: Để thực hiện mục tiêu này, hội xác định giải pháp quan trọng là tạo mọi điều kiện để hộ hội viên nghèo, cận nghèo tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Cùng với đó, đẩy mạnh phối hợp các đơn vị chức năng, Trung tâm học tập cộng đồng xã mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho hội viên, phụ nữ. Đến nay, 5/8 hộ hộ viên trong kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ của hội đã được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư sản xuất với tổng vốn vay 180 triệu đồng và 30 cây giống, 15 kg lúa giống. Toàn hội hiện có 5 tổ vay vốn với 211 thành viên, tổng dư nợ trên 8,8 tỷ đồng.

Những năm gần đây, mô hình tổ hợp sản xuất mây tre đan phát triển trên địa bàn, tập hợp được nhiều hội viên, phụ nữ tham gia. Ngoài một số chị em đang đi làm trong các công ty có chi nhánh ở xã Văn Nghĩa, thị trấn Vụ Bản, toàn xã có trên 300 phụ nữ mọi lứa tuổi được thu hút làm nghề. Các điểm xóm tập trung làm nghề mây tre đan là Răng Thiển, Lội Mương. Đầu mối giao nhận, thu mua sản phẩm có các chị: Bùi Thị Thiện, Bùi Thị Chiến ở xóm Răng Thiển; Bùi Thị Hoan ở xóm Lội Mương.

Chị Bùi Thị Hoan, xóm Lội Mương chia sẻ: Từ khi có thêm nghề mây tre đan, thu nhập của các gia đình được cải thiện, đạt bình quân 2 - 3 triệu đồng/tháng. Từ đó chị em tự chủ hơn về kinh tế, có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

Bên cạnh đó, hội duy trì, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, tiêu biểu là mô hình tổ mây tre đan tiết kiệm xây dựng nhà vệ sinh tự hoại; các mô hình điển hình như: mây tre đan, chăn nuôi trâu, chăn nuôi lợn thương phẩm... Phát hiện, nhân rộng thêm mô hình trồng keo của gia đình chị Bùi Thị Thỏa ở xóm Ráy; mô hình trồng, cung cấp hoa giống, cây giống của chị Bùi Thị Tâm và mô hình nuôi ốc nhồi, vịt bầu cổ xanh của chị Bùi Thị Hồng ở xóm Răng Thiển; mô hình chăn nuôi gà của chị Quách Thị Chi, xóm Lội Mương...

Là địa bàn vùng đặc biệt khó khăn với 7 xóm, trên 4.400 nhân khẩu, xã Văn Sơn còn một số tiêu chí khó, trong đó có tiêu chí giảm nghèo nên chưa hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM). Với sự vào cuộc tích cực của Hội LHPN xã bằng những chương trình, hành động cụ thể đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, xây dựng NTM của địa phương.

Theo đồng chí Bùi Thị Nguyệt, Chủ tịch Hội LHPN xã, với giải pháp hỗ trợ hội viên thoát nghèo đã giải quyết việc làm, thu hút chị em tham gia tổ chức hội, tạo niềm tin, động lực thi đua trong cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội phụ nữ xã lần thứ XXVI, Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Hội viên trong toàn hội còn phát huy vai trò nòng cốt trong thực hiện chương trình NTM gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch”, đăng ký công trình, phần việc xây dựng NTM, tham gia các hoạt động tạo cảnh quan cho khu dân cư, hình thành ý thức và thói quen sắp xếp nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, chung tay bảo vệ môi trường trong và ngoài phạm vi gia đình, đường làng ngõ xóm xanh - sạch - đẹp.


Bùi Minh

Các tin khác


Dư luận quan tâm chính sách giảm thuế; tăng lương và xác thực sinh trắc học áp dụng từ ngày 1/7

Dư luận đang rất quan tâm về một số chính sách, quy định có hiệu lực từ hôm nay (ngày 1/7) như: Chuyển tiền giá trị lớn phải xác thực khuôn mặt; một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) xuống còn 8% đến hết năm nay. Cũng từ ngày 1/7, khi cảnh sát giao thông kiểm tra trên đường, người dân có thể xuất trình giấy phép lái xe, đăng ký xe... qua ứng dụng VNeID.

Xã Tử Nê: Phát huy vai trò thanh niên trong chuyển tải vốn ưu đãi

Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã Tử Nê (Tân Lạc) phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên xã phát huy tốt vai trò trong nhận uỷ thác vốn, là cầu nối chuyển tải kịp thời vốn đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giữ ổn định

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 vẫn giữ ổn định như mức giá của tháng 6 theo diễn biến của giá gas thế giới. Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 7/2024 tại thị trường Hà Nội là 445.500 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.782.000 đồng/bình công nghiệp 48 kg, không thay đổi so với giá tháng 6.

Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 - 31/12/2024

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.

Quản lý tốt mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói là điểm then chốt trong truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh khi đạt điều kiện xuất khẩu. Do đó, cấp mã số vùng trồng cũng như thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc được ngành nông nghiệp tỉnh xác định là cơ hội để tăng sức cạnh tranh cho nông sản ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Những năm qua, cùng với phát triển các ngành hàng, tỉnh khuyến khích, đẩy mạnh việc hỗ trợ, giám sát các tổ chức, cá nhân đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để có thêm những tấm "hộ chiếu” đưa nông sản xứ Mường vươn ra thế giới.

Đảm bảo tiến độ các dự án dân dụng và công nghiệp

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp (DD&CN) tỉnh (sau đây viết tắt là BQL) đang làm chủ đầu tư (CĐT) 8 công trình thuộc kế hoạch đầu tư công (ĐTC) năm 2024 của tỉnh. Mặc dù gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nhiện vụ nhưng BQL đã nỗ lực triển khai các giải pháp tháo gỡ phù hợp. Đến thời điểm này, các dự án có tiến độ đảm bảo kế hoạch đề ra, được đánh giá thuộc nhóm các dự án ĐTC có tiến độ đảm bảo ngay từ 6 tháng đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục