Thời điểm này, lúa và các loại cây trồng vụ hè thu đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển mạnh. Tuy nhiên, mưa to kéo dài là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại. Do đó, các cơ quan chuyên môn đã tích cực hướng dẫn người dân tập trung chăm sóc và chủ động các biện pháp phòng trừ, bảo đảm năng suất, hiệu quả cho cả vụ.


Nông dân xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) chăm sóc cây ngô, dọn tàn dư sau mưa lớn.

Tại huyện Mai Châu, sau đợt mưa kéo dài vừa qua có trên 20ha lúa vụ mùa ngập úng, 4ha cây màu bị ảnh hưởng. Đồng chí Lê Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cho biết: Nhằm bảo vệ năng suất, chất lượng các loại cây trồng vụ mùa, hè thu, UBND huyện đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp các xã, thị trấn rà soát các diện tích bị ảnh hưởng, khẩn trương khắc phục. Theo đó, với diện tích lúa bị ngập, Trung tâm đã hướng dẫn các xã, thị trấn áp dụng biện pháp tiêu úng, rửa lá làm sạch bùn ngay khi nước rút, đồng thời tiến hành làm cỏ, sục bùn, tăng cường chăm sóc, bón phân giúp lúa nhanh phục hồi. Với diện tích cây màu như ngô thì dựng lại cây, tạo rãnh thoát nước, rửa lá làm sạch bùn đất; tăng cường chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...

Hiện nay, trong toàn tỉnh, diện tích lúa mùa trà sớm ở giai đoạn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh; trà chính vụ ở giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ; trà muộn tiếp tục được cấy - bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh; các loại cây trồng khác đang giai đoạn phát triển thân lá. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh, trong đợt mưa lớn vừa qua, tính đến chiều 17/7, toàn tỉnh có 283ha lúa và 29,5ha cây màu bị ngập. Đa số diện tích bị ngập đều rút nhanh nên ít ảnh hưởng, có khả năng khôi phục. Để kịp thời khắc phục hậu quả do mưa lũ đối với sản xuất trồng trọt, sớm phục hồi cây ngay sau khi nước rút; thực hiện chỉ đạo của Sở NN&PTNT, Chi cục TT&BVTV tỉnh đã có văn bản đề nghị Phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Hòa Bình; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố chủ động tham mưu với UBND cấp huyện để chỉ đạo cơ sở và hướng dẫn nông dân khắc phục, thực hiện các giải pháp kỹ thuật.

Theo đó, với diện tích lúa mùa, cần chú ý những diện tích lúa mới cấy, chân ruộng trũng. Ngay sau đợt mưa cần huy động mọi nguồn lực để tiêu úng, khơi thông các dòng chảy. Không để cây lúa bị ngập lâu, bởi nếu gặp nắng nóng sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, thậm chí gây thối và chết. Tại khu vực lúa bị ngập chủ động áp dụng biện pháp tiêu úng, rửa lá làm sạch bùn ngay khi nước rút; đồng thời tiến hành làm cỏ, sục bùn, tăng cường chăm sóc, bón phân; với diện tích lúa đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh cần tiến hành bón thúc sớm. Tăng cường kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn... Trên những diện tích lúa mới cấy bị vùi lấp không còn khả năng phục hồi cần khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, làm đất ngay sau khi nước rút để gieo cấy lại. Những nơi còn mạ dự phòng có thể sử dụng để cấy lại. Những nơi không còn có thể sử dụng một số giống lúa cực ngắn ngày như MĐ1, P6ĐB để gieo xạ xong trước ngày 10/8.

Đối với các cây màu như ngô, mía... bị đổ ngã thì dựng lại cây, tạo rãnh thoát nước, rửa lá làm sạch bùn đất; tăng cường chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây hồi phục. Những diện tích trồng lạc bị ngập cần khẩn trương rửa lá làm sạch bùn, xới phá váng tạo độ thoáng khí cho bộ rễ, chủ động phun phòng tránh bệnh thối gốc. Sau khi khắc phục xong, bà con có thể bón bổ sung thêm phân cho các loại cây khi thời tiết thuận lợi.

Ở các vùng trồng cây ăn quả, cần khẩn trương khơi thông dòng chảy giúp thoát nước. Dựng lại những cây bị đổ ngã, đắp đất quanh gốc, dùng cây chống cố định lại; loại bỏ cành bị dập, gãy, phun rửa sạch bùn trên tán lá cây ngay khi nước rút. Với những cây bị gẫy, bị cuốn trôi cần sớm trồng dặm lại. Thu dọn tàn dư thực vật; bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân bón qua lá...


Thu Hằng

Các tin khác


Huyện Đà Bắc: Lồng ghép các nguồn lực, tạo sức bật cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xóm Ké, xã Hiền Lương trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút nhiều du khách. Cùng với đó là những đổi thay đáng mừng trong diện mạo nông nghiệp - nông dân - nông thôn.

Huyện Lạc Thủy thu hút 68 dự án đầu tư

Trong những năm qua, hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Thủy có nhiều chuyển biến tích cực, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư như: giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Gần 112 tỷ đồng đầu tư đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

Theo báo cáo của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nguồn vốn được cấp thực hiện Dự án 2 về đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo là 111,99 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 111,89 tỷ đồng; ngân sách địa phương 100 triệu đồng.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III/2024

Xã Miền Đồi cảnh giác trước thiên tai

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài vào cuối tháng 5 vừa qua, trên địa bàn xã Miền Đồi (Lạc Sơn) xuất hiện hố sụt lún gần nhà dân ở xóm Tre Báng. Hiện tượng bất thường gây hoang mang, lo lắng cho các hộ dân sinh sống trên địa bàn trước thời tiết diễn biến phức tạp. Từ thực tế đó, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT &TKCN) xã đã thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ” nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản của nhân dân.

Chứng nhận nhãn hiệu "Gà đen Pà Cò, Hang Kia - Mai Châu": Nâng tầm sản phẩm, nâng cao đời sống người dân

Từ loại gia cầm giống bản địa được người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) chăn nuôi làm nguồn thực phẩm, nhờ sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng dụng thông tin khoa học, công nghệ thuộc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Mai Châu trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ "tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Gà đen Pà Cò, Hang Kia - Mai Châu” đã nâng tầm giống gà này thành sản vật và mở thêm hướng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, Pà Cò.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục