Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ngày 26/8 cho biết, sẽ cử một phái đoàn phát triển thị trường gồm 15 công ty xuất khẩu thiết bị nông nghiệp Hàn Quốc sang Việt Nam từ ngày 26-31/8 nhằm quảng bá các sản phẩm thiết bị nông nghiệp tiên tiến của Hàn Quốc, giúp thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu.


Nông dân huyện Thoại Sơn (An Giang) thu hoạch lúa Đông Xuân. Ảnh minh họa: Công Mạo/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn thông báo của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc cho biết, 15 công ty tham gia đoàn bao gồm 5 công ty về phân bón; 2 công ty về vật liệu nông nghiệp thân thiện với môi trường; 4 công ty vật liệu cơ sở hạ tầng; 2 công ty cung cấp dữ liệu và 2 công ty máy móc nông nghiệp.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, Việt Nam đang dần nổi lên như một thị trường quan trọng của xuất khẩu thiết bị nông nghiệp của Hàn Quốc. Lượng xuất khẩu thiết bị nông nghiệp của Hàn Quốc sang Việt Nam đến cuối năm 2023 là 1,02 tỷ USD. Mặc dù năm ngoái xuất khẩu gặp khó khăn do nền kinh tế toàn cầu suy thoái, xuất khẩu phân bón và thuốc trừ sâu có xu hướng tăng, với kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 33% so với năm trước.

Thực hiện định hướng chính sách chuyển đổi hữu cơ, Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy, khuyến khích nông dân sử dụng phân bón hữu cơ trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Theo đó, các công ty tham gia nhóm tiên phong thị trường được thành lập dựa trên phản ánh xu hướng địa phương tại Việt Nam, như sự chuyển đổi sang phân bón hữu cơ và phân bón sinh học cũng như sự quan tâm của các danh nghiệp nhập khẩu và người dân.

Theo lịch trình của đoàn, ngày 27/8, hội nghị tư vấn xuất khẩu sẽ được tổ chức thông qua kết nối trực tiếp giữa 30 công ty nhập khẩu của Việt Nam với 15 công ty của Hàn Quốc. Để giúp các công ty Hàn Quốc làm tốt công tác quảng bá xuất khẩu tại hội nghị, ngày 14/8, các công ty Hàn Quốc đã được đào tạo, tập huấn trước về xu hướng thị trường Việt Nam, chiến lược tư vấn người mua và các câu chuyện thành công trong xuất khẩu.

Ngày 28/8, đoàn dự kiến đến thăm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để tìm hiểu hiện trạng nông nghiệp Việt Nam và các chính sách liên quan, đồng thời đến thăm cơ quan chứng nhận do chính phủ chỉ định để nắm bắt về các quy định và chi tiết liên quan đến chứng nhận thiết bị nông nghiệp, bao gồm cả thủ tục hải quan nhập khẩu cho từng mặt hàng. Trong quá trình này, phái đoàn Hàn Quốc dự kiến sẽ đề nghị hợp tác để các thủ tục như đăng ký, cấp phép cho sản phẩm xuất khẩu vào Việt Nam được tiến hành nhanh chóng.

Theo ông Lee Sang-man, Giám đốc Chính sách Đổi mới Nông nghiệp và Thực phẩm tại Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, thông qua việc cử nhóm phát triển thị trường này nhằm tạo ra các kênh bán hàng như hội chợ ở nước ngoài, kết nối người mua và các cuộc họp tư vấn xuất khẩu, Hàn Quốc hy vọng rằng các công ty thiết bị nông nghiệp của nước này sẽ có thể củng cố nền tảng cho hoạt động thâm nhập thị trường Việt Nam và mở rộng xuất khẩu.

Kể từ năm 2018, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc đã cử một nhóm phát triển thị trường đến các quốc gia hàng năm để tìm kiếm cơ hội cho các công ty xuất khẩu thiết bị nông nghiệp Hàn Quốc phát triển thị trường nước ngoài và mở rộng xuất khẩu, phản ánh nhu cầu của các địa phương nước sở tại thông qua việc tham khảo ý kiến chính quyền sở tại đồng thời tiến hành tư vấn xuất khẩu và hỗ trợ nghiên cứu thị trường.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


“Điểm tựa” của hội viên nông dân huyện Kim Bôi

Tiếp tục phát huy vai trò cầu nối nhận ủy thác vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Kim Bôi đã làm tốt công tác quản lý, giải ngân vốn vay đến hội viên nông dân (HVND). Qua đó góp phần giúp hội viên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 5.104 tỷ đồng

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đến hết tháng 7/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 5.104 tỷ đồng, tăng 3.236 tỷ đồng so với năm 2014.

Đoàn công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh

Ngày 22/8, đoàn công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 quốc gia đã làm việc với BCĐ 389 tỉnh Hòa Bình về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đồng bộ giải pháp cấp điện ổn định những tháng cuối năm

Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã và đang tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các khiếm khuyết, tồn tại trên lưới điện nhằm đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn, phục vụ sinh hoạt và sản xuất những tháng cuối năm 2024.

Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh khảo sát tại huyện Tân Lạc

Ngày 21/8, tại huyện Tân Lạc, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, nắm tình hình thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân (HND) Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”; Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HND các cấp trong xây dựng tổ chức hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025” và Chương trình hành động số 25-CTr/TU của Tỉnh ủy về "Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HND Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới”.

Tháo gỡ khó khăn giải phóng mặt bằng triển khai các dự án điện

Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC) đang triển khai 8 dự án 110kV tại khu vực tỉnh Hòa Bình, trong đó có 4 dự án xây dựng đường dây mới, 3 trạm biến áp (TBA) mới và 1 dự án xuất tuyến sau TBA 220kV Yên Thủy. Theo kế hoạch, cuối năm 2024 và quý I/2025 sẽ đóng điện 8/8 dự án. Tuy nhiên, các dự án điện trên địa bàn đang chậm so với kế hoạch, khó khăn nhất là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và các thủ tục liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục