Ngày 1/10, UBND tỉnh ban hành Công điện số 28/CĐ-UBND về tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp (SXNN) sau bão số 3 và mưa lũ, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.


Để khắc phục nhanh hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão, khôi phục, phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan tiếp tục chỉ đạo, triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ, trong đó tập trung triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp để thúc đẩy sản xuất, duy trì tăng trưởng của ngành nông nghiệp, bảo đảm ổn định đời sống Nhân dân...

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo các phòng, ban, địa phương khẩn trương rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác thiệt hại đối với SXNN; chủ động, tích cực huy động tối đa các nguồn lực của địa phương để triển khai ngay các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng bị thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp ngân sách địa phương không đủ nguồn lực chi hỗ trợ, UBND cấp huyện có văn bản đề xuất, báo cáo UBND tỉnh có văn bản đề xuất Trung ương hỗ trợ để thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ SXNN để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Chủ động đẩy mạnh tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản theo định hướng, chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở NN&PTNT; hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân triển khai kịp thời các giải pháp phục hồi sản xuất, nhất là trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, đặc biệt là việc cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi tại những vùng bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân trong những tháng cuối năm 2024, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tổ chức theo dõi, giám sát, nắm chắc tình hình thúc đẩy sản xuất - kinh doanh ngành nông nghiệp, nhất là việc cung, cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu, giá cả vật tư đầu vào cho SXNN tại địa phương để chủ động có giải pháp bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ trục lợi bất chính, thao túng tăng giá đột biến, bất hợp lý, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

- Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tập trung đôn đốc các biện pháp để khắc phục hậu quả, khôi phục SXNN trên địa bàn tỉnh; chủ động rà soát lại kế hoạch sản xuất, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất theo hướng linh hoạt, hiệu quả, thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, nhất là đảm bảo chuỗi cung ứng giống cây trồng, vật nuôi khắc phục hậu quả bão, lũ.

Rà soát lại kế hoạch, phương án SXNN, xem xét đẩy mạnh sản xuất tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, chủ động điều tiết, bảo đảm đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm trong thời gian tới, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025…

Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp khôi phục SXNN sau thiên tai; đảm bảo ổn định sản xuất cho nhân dân; đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai; tổng hợp thiệt hại chi tiết do ảnh hưởng của mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ...

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan chủ động, tích cực, tổ chức theo dõi sát tình hình, diễn biến nguồn cung, giá cả các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh; kịp thời triển khai các biện pháp điều tiết, bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, thao túng đẩy giá, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, lợi dụng thiên tai, bão lũ để trục lợi. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ cần thiết nhằm khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh của các cơ sở chế biến, logistic và kho bãi bị hư hại do bão, mưa lũ để bảo đảm không bị gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho một số sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhanh chóng, kịp thời triển khai các biện pháp nhằm phục hồi SXNN.



P.V (TH)

Các tin khác


9 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước tăng 20,7% so với cùng kỳ

Theo đánh giá của Sở Công Thương, với sự phục hồi dần của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá trong 9 tháng năm 2024 của tỉnh Hòa Bình khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực.

Ghi nhận từ hoạt động “Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu”

Tại Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (TTKC&TVPTCN) tỉnh, Hội đồng bình chọn (HĐBC) sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (SPCNNTTB) tỉnh Hòa Bình năm 2024 vừa tổ chức họp, xem xét kết quả chấm điểm của Ban giám khảo (BGK) bình chọn SPCNNTTB cấp tỉnh năm 2024, để thống nhất danh sách 20 sản phẩm báo cáo UBND tỉnh quyết định công nhận và tôn vinh. Các thành viên HĐBC một lần nữa phân tích kỹ lưỡng trên nhiều góc độ, đảm bảo công bằng, khách quan, thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 26/2014/TT-BCT và Thông tư số 14/2018/TT-BCT.

Thông báo về việc tổ chức Hội chợ Thương mại và Du lịch huyện Mai Châu năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 28/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc tổ chức Hội chợ Thương mại và Du lịch huyện Mai Châu năm 2024;

Hỗ trợ nguồn vốn giúp tái thiết hoạt động sản xuất

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay để đồng hành cùng doanh nghiệp. Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng quy mô các gói vay ưu đãi sau bão lũ lên tới trên 405.000 tỷ đồng.

Dự kiến đầu tư hơn 67 tỷ USD xây tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được xác định sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 67 tỷ USD, nếu tính theo tỷ giá hiện nay khoảng 1,7 triệu tỷ đồng.

Xuất khẩu rau quả tiến gần mục tiêu 7 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả cả nước ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến từ nay đến cuối năm, xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng mạnh, là cơ sở để ngành hàng rau quả đạt kim ngạch 7 tỷ USD cả năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục