Vinh danh, chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu tỉnh Hòa Bình năm 2024 không chỉ là niềm tự hào của các nhà sản xuất, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Những sản phẩm được vinh danh mang đậm bản sắc văn hóa và tiềm năng thương mại lớn, giúp quảng bá rộng rãi hình ảnh của Hòa Bình đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đây cũng là bước đệm vững chắc cho các cơ sở CNNT từng bước phát triển.


Các đồng chí: Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương trao giấy chứng nhận và cúp lưu niệm cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.

Trong khuôn khổ chương trình bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2024, tỉnh đã vinh danh các sản phẩm có chất lượng cao, giá trị sử dụng lớn. Đây là bước tiến nhằm tôn vinh những sản phẩm nổi bật, góp phần đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Bộ sản phẩm "Đông trùng hạ thảo" của hộ kinh doanh Ngô Kim Quyền (phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình) là 1 trong 20 sản phẩm được vinh danh là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024. Được chứng nhận OCOP 3 sao từ năm 2022, sản phẩm đã tạo dựng được lòng tin và sự yêu mến của người tiêu dùng nhờ chất lượng vượt trội.

Sản phẩm đông trùng hạ thảo được sản xuất trên nền tảng công nghệ hiện đại với sự hỗ trợ máy móc từ chương trình khuyến công của tỉnh năm 2021. Công nghệ nuôi trồng đạt chuẩn được áp dụng trong phòng thí nghiệm, nuôi từ nhiều loại giá thể tự nhiên như gạo lứt, nhộng tằm để cho ra đông trùng hạ thảo Cordycep - dòng sản phẩm được đánh giá cao nhất về hàm lượng dinh dưỡng.

Đông trùng hạ thảo được nuôi trồng trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt. Sản phẩm đông trùng hạ thảo sấy khô được sản xuất bằng công nghệ sấy thăng hoa tiên tiến nhất, giúp bảo quản tối đa dưỡng chất và kéo dài thời gian sử dụng đến 24 tháng. Sản phẩm không chỉ là lựa chọn cao cấp để làm quà tặng, mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như: tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch, gan, thận và làm chậm quá trình lão hóa.

Ông Ngô Kim Quyền, chủ hộ kinh doanh chia sẻ: "Chúng tôi luôn chú trọng đến chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mẫu mã sản phẩm bắt mắt. Khả năng sản xuất lớn và uy tín thương hiệu đã giúp chúng tôi tự tin mở rộng thị trường”. Với sản lượng dự kiến từ 3.000 - 4.000 sản phẩm trong 2 năm tới hứa hẹn tiếp tục mở rộng thị trường, mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương.

Cũng được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2024, nước khoáng thiên nhiên Kim Bôi của Công ty cổ phần nước khoáng thương hiệu Kim Bôi (huyện Kim Bôi) là sản phẩm thuộc nhóm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm. Sản phẩm mang đến nguồn nước khoáng thiên nhiên dồi dào, chứa các khoáng chất thiết yếu như Mg, Ca, Na, Fe, Zn, không chỉ đáp ứng nhu cầu giải khát hàng ngày mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, tim mạch và hệ tiêu hóa.

Nước khoáng thiên nhiên Kim Bôi được sản xuất theo quy trình khép kín với các khâu kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, xử lý tiệt trùng tiên tiến như tia cực tím và sục ozone, đảm bảo chất lượng nước tinh khiết, an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với sản lượng lên đến 73.000 sản phẩm mỗi năm, đáp ứng thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu. Ông Vũ Hải Phòng, Giám đốc công ty cho biết: "Công ty đang tập trung cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và quốc tế, từng bước khẳng định thương hiệu nước khoáng Kim Bôi trên thị trường toàn cầu”.

Tại Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình năm 2024, tỉnh Hòa Bình đã công nhận 20 sản phẩm CNNT tiêu biểu. Các sản phẩm này đều là những mặt hàng có chất lượng tốt, giá trị sử dụng cao, tiềm năng mở rộng thị trường, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Sau khi được công nhận cấp tỉnh, nhiều sản phẩm tiếp tục tham gia bình chọn cấp khu vực và cấp quốc gia.

Theo Sở Công Thương, việc bình chọn sản phẩm CNNT nhằm tôn vinh các sản phẩm có chất lượng cao, tiềm năng phát triển và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm CNNT tiêu biểu của Hòa Bình sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị thương hiệu, giúp tăng độ nhận diện và uy tín trên thị trường.

Sở Công Thương cũng đề ra các giải pháp phát triển bền vững cho sản phẩm CNNT, gồm: Nâng cao chất lượng và bao bì sản phẩm; phát triển thương hiệu địa phương: tăng cường quảng bá sản phẩm qua các kênh truyền thông và mạng xã hội, mở rộng thị trường, đặc biệt là hướng tới xuất khẩu; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật; liên kết với ngành du lịch, tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm thực tế tại cơ sở sản xuất, tăng tính tương tác và quảng bá sản phẩm…

Sự kiện công nhận các sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2024 không chỉ là niềm tự hào của các nhà sản xuất, mà còn là dấu mốc quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương. Các sản phẩm này mang đậm bản sắc văn hóa và tiềm năng thương mại, góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh Hòa Bình ra cả nước và quốc tế, tạo điều kiện để các sản phẩm của tỉnh mở rộng thị trường và khẳng định vị thế trên các sàn giao dịch trong nước, quốc tế.

Hồng Duyên


Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án kè chống sạt lở bờ sông Bùi đoạn qua thị trấn Lương Sơn

Sáng 5/11, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án kè chống sạt lở, chỉnh trị dòng chảy, nạo vét gia cố bờ sông Bùi đoạn qua thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

Xã Vầy Nưa nỗ lực giảm nghèo bền vững

Vầy Nưa là xã thuộc diện khó khăn của huyện Đà Bắc, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, các mô hình kinh tế hiệu quả cao chưa nhiều. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 95%. Nghề chính mang lại thu nhập cho bà con nhân dân là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi…

Khắc phục hư hỏng trên các tuyến giao thông do ảnh hưởng của mưa bão

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải (GTVT), từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của mưa bão, nhất là do hoàn lưu gây mưa lớn của bão số 3 (Yagi), toàn tỉnh có 439 vị trí sạt lở taluy dương, khối lượng sạt lở hơn 68.000m3, sạt lở taluy âm 55 vị trí với tổng chiều dài 965m, 2 cầu hư hỏng, 21 ngầm tràn bị ngập… Việc khắc phục hư hỏng trên các tuyến giao thông đang được đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo lưu thông an toàn cho người dân.

Cam Cao Phong vào vụ được mùa, được giá

Ngày cuối tháng 10, chúng tôi trở lại vùng đất Mường Thàng - Cao Phong đầy nắng và gió, thủ phủ trồng cam của tỉnh. Thời điểm này bắt đầu vào vụ thu hoạch cam niên vụ 2024 - 2025. Cam năm nay được mùa, được giá, niềm vui lấp lánh trong ánh mắt, nụ cười của người nông dân.

Người dân mong đường Vầy Nưa - Tiền Phong sớm hoàn thành

Dự án nâng cấp tuyến đường liên xã Vầy Nưa - Tiền Phong (Đà Bắc) có mức đầu tư 400 tỉ đồng với chiều dài gần 25 km, khởi công từ cuối năm 2022. Đến nay, nhà thầu mới thi công được khoảng 6% khối lượng so với hợp đồng; giao thông đi lại rất khó khăn. Nhân dân các xã mong dự án được tập trung đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành để cải thiện điều kiện đi lại, giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 76,12%

Theo UBND tỉnh Hòa Bình, tháng 10/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh ước tăng 76,12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP tăng 17,2% so với cùng kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục