Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 4032/SNN-CNTY gửi UBND các huyện, thành phố về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm (CGC) ở động vật.
Theo đánh giá, nguy cơ dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan trong thời gian tới rất cao, đặc biệt là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Để chủ động ngăn chặn các loại dịch bệnh động vật nguy hiểm phát sinh và lây lan, nhất là một số dịch bệnh có khả năng truyền lây từ động vật sang người (cúm A/H5, dại,...) ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố; các cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt một số nội dung:
Triển khai thực hiện tốt các nội dung của Chỉ thị số 8974/CT-BNN-TY, ngày 26/11/2024 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc tập trung triển khai quyết liêt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh CGC ở động vật; đồng thời thực hiện có hiệu quả Công văn số 2784/SNN-CNTY, ngày 11/9/2024 của Sở NN&PTNT về việc chủ động phòng, chống dịch bệnh, khắc phục, khôi phục đàn vật nuôi sau mưa, lũ cơn bão số 3 và tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi vụ Thu Đông 2024.
Chủ động rà soát, tổ chức tiêm vắc xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm và tiêm vắc xin các loại cho đàn vật nuôi, bảo đảm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng.
Thực hiện tốt công tác giám sát chủ động vi rút CGC trên đàn gia cầm, trên các loài động vật mẫn cảm, động vật hoang dã để tăng cường giám sát, phát hiện sớm mầm bệnh; đồng thời tổ chức thực hiện điều tra dịch tễ đối với trường hợp phát hiện dương tính với vi rút CGC A/H5 và thực hiện xử lý ổ dịch CGC theo quy định; triển khai vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường tại các khu vực phát hiện gia cầm dương tính với vi rút CGC A/H5; không để dịch bệnh lây lan trên nhiều loài động vật và lây lan sang người.
Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sơ chế, chế biến, tiêu thụ, kinh doanh động vật; các cơ sở thu mua động vật, sản phẩm động vật làm thức ăn cho động vật; các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật (kể cả động vật hoang dã được phép gây nuôi) nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định; nhất là đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào để tiêu thụ trên địa bàn.
Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi đảm bảo vệ sinh phòng bệnh; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh; tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh CGC cho đàn gia cầm và vắc xin các loại cho đàn vật nuôi.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát gia súc, gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín và không ăn tiết canh; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh động vật theo quy định…
P.V (TH)
Với lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn phong phú, đa dạng, là điều kiện thuận lợi để nhân dân huyện Đà Bắc phát triển mô hình chăn nuôi dê. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư, đưa nuôi dê trở thành mô hình chủ lực để nâng cao thu nhập, hướng đến xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chiều 3/12, Bộ Tài chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài các tháng cuối năm 2024. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn và đưa sân bay vào khai thác trước 28/2/2026.
Dự án Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại xã Kim Bôi và xã Cuối Hạ (dự án cáp treo Cuối Hạ - Kim Bôi) của Công ty TNHH Mặt trời Hòa Bình là 1 trong 2 dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn huyện Kim Bôi. Huyện đang huy động tổng lực phối hợp với các sở, ngành giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến trình tự, thủ tục đất đai, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) để khởi công dự án vào cuối tháng 12/2024.
Chiều 3/12, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng khu tái định cư, Dự án khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai gây sạt lở đất, đá tại khu vực xóm Rài, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn.
Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.