Gia đình chị Nguyễn Thị Lý ở xóm Dụ Phượng, xã Mông Hoá, TP Hoà Bình là gia đình chính sách có 8 nhân khẩu, chủ yếu là người quá tuổi lao động và người chưa đến tuổi lao động. Nguồn thu nhập chính của gia đình dựa vào một suất lương làm việc tại công ty và chăn nuôi lợn, gà.


Được chăm sóc tốt, đàn gà của gia đình chị Nguyễn Thị Lý, xóm Dụ Phượng, xã Mông Hoá (TP Hoà Bình) phát triển nhanh.

Tháng 8/2024, gia đình chị được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố hỗ trợ nuôi 180 con gà đen thương phẩm, từ nguồn Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ngoài được hỗ trợ giống, gia đình chị còn được hỗ trợ 45 bao cám. Số cám này đủ cho đàn gà ăn đến lúc xuất chuồng. Chị Lý cho biết: Từ lâu tôi nghe nói giống gà đen thương phẩm có giá trị kinh tế cao nhưng không có tiền mua giống. Nay được hỗ trợ giống và cám nuôi gia đình rất mừng. Nhờ có kinh nghiệm chăn nuôi và chăm sóc tốt nên đàn gà lớn nhanh, tỷ lệ hao hụt không đáng kể. Đến nay, đàn gà có trọng lượng trung bình từ 1,7 - 1,8 kg/con. Biết gia đình nuôi gà đen một số tiểu thương đã hỏi mua.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng cùng ở xóm Dụ Phượng. Chị Hồng bị tàn tật nên nhiều năm nay chỉ ở nhà trồng rau và nuôi gà. Được dự án hỗ trợ chăn nuôi giống gà đen chị rất mừng. Sau 3 tháng đàn gà lớn nhanh, sắp được xuất chuồng.

Gần nhà chị Hồng là gia đình anh Bùi Văn Thái. Anh cũng bị tàn tật từ nhỏ, không có khả năng lao động nên ở nhà chăn nuôi và làm việc nhà. Do có kinh nghiệm nuôi gà nhiều năm nên đàn gà đen được dự án hỗ trợ có tỷ lệ hao hụt ít. Gà được chăm sóc tốt, lớn nhanh. Ngoài gà đen anh còn nuôi thêm hơn 100 con gà thương phẩm để chuẩn bị bán dịp Tết Nguyên đán. Anh Thái cho biết: Gà đen vốn khỏe, sức đề kháng tốt, gia đình chăm sóc theo đúng hướng dẫn. Thời điểm gà còn nhỏ ngày nào tôi cũng cho ăn 3 bữa, thậm chí đêm cũng cho ăn, kết hợp kiểm tra nhiệt độ đảm bảo đủ ấm. Lúc gà ốm được cán bộ hướng dẫn xử lý triệt để tình trạng bệnh. Khi gà lớn hơn tôi cho ăn nhiều cám gạo, ngô kết hợp. Đàn gà lớn nhanh, tốc độ tăng trưởng gấp 2 - 3 lần so với gà được chăm sóc theo cách truyền thống, hiện đạt 1,7 - 1,8kg/con. Đây là giống gà có giá trị kinh tế cao. Biết tôi và một số hộ ở đây nuôi nhiều tiểu thương và nhà hàng đã đặt mua.

Đồng chí Nguyễn Văn Bộ, Phó Chủ tịch UBND xã Mông Hóa cho biết: Trong năm 2024, Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đầu tư cho xã mô hình nuôi gà đen thương phẩm. Đối tượng được thụ hưởng là hộ nghèo, gia đình chính sách và người tàn tật. Để triển khai hiệu quả mô hình, chúng tôi lựa chọn đúng đối tượng, hộ có nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi. Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình còn góp phần nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi gà cho người dân, cung cấp sản phẩm thịt gà an toàn cho thị trường. Ngoài ra, mô hình là nơi tham quan, học hỏi kinh nghiệm cho các hộ chăn nuôi khác. Qua đó tạo điều kiện cho nông dân, nhất là thanh niên giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm để làm giàu chính đáng. Trên cơ sở thành công của mô hình, thời gian tới xã Mông Hóa tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nhân rộng mô hình. Hy vọng với cách làm hiệu quả mô hình được lan tỏa, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Việt Lâm


Các tin khác


Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tiến độ dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Lạc Sơn

Chiều 3/12, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng khu tái định cư, Dự án khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai gây sạt lở đất, đá tại khu vực xóm Rài, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn.

Đồng bộ giải pháp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nuôi lươn không bùn xây dựng sản phẩm OCOP

Lươn thương phẩm - sản phẩm OCOP 3 sao của Công ty TNHH sản xuất nông lâm nghiệp và kinh doanh tổng hợp Thành Công, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) được chứng nhận năm 2023 đã từng bước khẳng định chất lượng, chỗ đứng trên thị trường, trở thành một trong những hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Xã Thạch Yên dồn sức hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới

Thời gian qua, huyện Cao Phong đã tập trung nguồn lực để xã Thạch Yên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, xã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí với quyết tâm cao nhất, nỗ lực đưa xã về đích NTM theo đúng lộ trình mặc dù nhiều tiêu chí còn khó khăn.

Xã Ngọc Lương sẵn sàng về đích nông thôn mới nâng cao

Năm 2024, xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) phấn đấu về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Với việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp, đến thời điểm này xã đã hoàn thành đạt chuẩn các chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, sẵn sàng về đích.

Quỹ Hỗ trợ nông dân - nguồn trợ lực cho nông dân thoát nghèo

Với việc triển khai thực hiện và quản lý hiệu quả nguồn vốn, những năm gần đây, Quỹ Hỗ trợ nông dân dần trở thành địa chỉ tin cậy, tạo động lực cho nông dân các địa phương trong tỉnh có điều kiện vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD), nâng cao thu nhập. Qua đó, không ít nông dân vươn lên trở thành hộ SXKD giỏi, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục