Tính đến hết tháng 11, huyện Đà Bắc mới bàn giao được 3km mặt bằng sạch Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (từ km24+500 - km27+500, đoạn qua xã Cao Sơn) cho chủ đầu tư. Huyện quyết tâm hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB) cho nhà thầu trong quý I/2025.


Với tinh thần "có mặt bằng tới đâu, triển khai thi công luôn tới đó”, ngay sau khi nhận mặt bằng sạch, nhà thầu chủ động triển khai thi công. Ảnh: Thi công dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn qua xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Những ngày đầu tháng 12, cùng cán bộ Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, chúng tôi đến công trường xây dựng cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn qua xã Cao Sơn. Theo đại diện đơn vị thi công, do các vị trí được xác định là khu vực đổ thải, mỏ đất đắp trên tuyến chưa hoàn thành GPMB nên hiện nay, đơn vị chỉ tiến hành dọn dẹp phong hóa khu vực 3km đã được bàn giao mặt bằng.

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình có chiều dài 34km, tổng mức đầu tư 9.997 tỷ đồng. Trong đó qua địa phận huyện Đà Bắc 21km với 88 hộ thuộc các xã: Cao Sơn, Tiền Phong, Tú Lý và thị trấn Đà Bắc bị ảnh hưởng nhà ở và đất ở, phải bố trí tái định cư. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, người dân trên địa bàn đồng thuận với việc triển khai dự án.

Bà Nguyễn Thị Hiếm, xóm Sèo, xã Cao Sơn chia sẻ: "Khi biết dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đi qua, chúng tôi rất phấn khởi. Là một trong những hộ có đất nằm trong phạm vi GPMB của dự án, gia đình tôi hoàn toàn đồng tình, ủng hộ công tác bồi thường, GPMB. Đến nay, gia đình đã nhận được tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công dự án. Người dân rất mong dự án sớm hoàn thành đi vào hoạt động, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương".

Không chỉ bà Hiếm, nhiều hộ dân nằm trong diện GPMB đều đồng thuận với triển khai dự án. Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng xóm Sèo, khi có chủ trương đầu tư dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, xóm đã tổ chức các buổi họp dân, lồng ghép trong buổi sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể để tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của dự án. 100 hộ dân có đất nằm trong phạm vi GPMB đều đồng tình chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đến nay chỉ còn vướng mắc tại 4 hộ, tuy nhiên không phải do các hộ không đồng thuận mà đều do liên quan đến thủ tục hành chính. Như có hộ em trai chuyển nhượng đất cho anh trai song chưa làm thủ tục sang tên. Người em hiện đã mất, người vợ đang làm việc ở nước ngoài, do đó chưa thể hoàn thiện các thủ tục để hộ nhận đền bù…

Tại xã Cao Sơn, dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đi qua địa bàn 4 xóm là Sèo, Nà Chiếu, Tằm và Lanh với trên 300 hộ dân ảnh hưởng, trên 1.000 thửa đất phải quy chủ cũng như đền bù GPMB để bàn giao cho đơn vị thi công. Các công việc đo đạc, kiểm đếm, quy chủ đất đai, tài sản người dân trên đất đang được chính quyền xã phối hợp cơ quan chức năng nỗ lực triển khai..

Về công tác đo đạc, kiểm đếm đất và tài sản trên đất, UBND huyện đã thực hiện quy chủ, kiểm đếm xong. Theo đó, toàn tuyến có 2.236 thửa đất thuộc phạm vi thu hồi. Cụ thể, thị trấn Đà Bắc 888 thửa, chiều dài 5km; xã Cao Sơn 1.125 thửa, chiều dài 10,5km; xã Tú Lý 20 thửa, chiều dài 0,2km; xã Tiền Phong 223 thửa, chiều dài 6km. Tính đến hết tháng 11, huyện đã hoàn thành công tác đo đạc, kiểm đếm đất và tài sản trên đất trên phạm vi tuyến chính, số hộ bị ảnh hưởng về nhà ở, phải bố trí tái định cư là 60 hộ.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện đã lập phương án bồi thường đối với tài sản trên đất của toàn tuyến, tổng kinh phí khoảng 30 tỷ đồng. Hiện, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện đang niêm yết dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lần 2 với khoảng 80 hộ dân xã Cao Sơn, tương đương hơn 3km và kinh phí bồi thường khoảng hơn 28 tỷ đồng; dự kiến phê duyệt trong tháng 12/2024. 


Minh Vũ

Các tin khác


Nâng cao giá trị kinh tế từ mô hình trồng ớt ở xã Mai Hạ

Được biết đến với khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng phù hợp, nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) đã đưa giống ớt chỉ địa vào sản xuất từ năm 2021. Đến nay xã có hơn 4 ha trồng ớt, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 240 tấn. Đặc biệt, ớt chỉ địa Mai Hạ không chỉ nổi tiếng trong huyện mà còn mở rộng ra các tỉnh khác nhờ hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Mô hình này đã giúp tăng thu nhập cho người dân và mở ra triển vọng phát triển bền vững cho xã.

Tỷ lệ lấp đầy bình quân các khu công nghiệp đạt 31,25%

Theo báo cáo của UBND tỉnh, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình tiếp tục thực hiện rà soát quy hoạch các khu công nghiệp đến năm 2030; triển khai thủ tục lập quy hoạch phân khu các khu công nghiệp theo quy định.

Toàn tỉnh dự kiến có 86 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã huy động nguồn lực để thực hiện các tiêu chí.

Bảo vệ, phát triển thương hiệu cam Cao Phong

Cam Cao Phong là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình, là nông sản đầu tiên và duy nhất của tỉnh đến thời điểm hiện tại được cấp Chỉ dẫn địa lý. Cam Cao Phong vỏ mỏng, mọng nước, vị ngọt thơm dịu, tép vàng. Nhiều giống cam gần như không có hạt, phù hợp với nhu cầu thị trường. Quan trọng hơn, nhiều năm qua, người trồng cam Cao Phong luôn nỗ lực duy trì và cung cấp ra thị trường những sản phẩm thân thiện với người sản xuất, an toàn với người sử dụng. Qua đó tạo sự phát triển ổn định và bền vững cho thương hiệu cam Cao Phong.

Khai mạc Lễ hội Cam Cao Phong và Hội chợ Thương mại - du lịch năm 2024

Tối 6/12, tại Sân vận động huyện Cao Phong, UBND huyện Cao Phong phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 8 và Hội chợ Thương mại - du lịch năm 2024 với chủ đề "Sắc màu Mường Thàng và lan tỏa”. Dự lễ hội có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và đông đảo nhân dân.

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải

Chiều 6/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 15, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải theo hình thức trực tuyến. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục