Thời điểm này, người dân trồng dong riềng tại xã Cao Sơn (Đà Bắc) tất bật thu hoạch để bán cho tư thương. Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai nhưng năng suất, chất lượng dong riềng ở xã vùng cao này vẫn ổn định, đặc biệt giá bán được duy trì ở mức cao.


Dong riềng được giá đem lại niềm vui cho người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Đối với huyện Đà Bắc, nhiều năm qua, xã Cao Sơn được coi là thủ phủ của dong riềng. Đây là một trong những cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập cho nhiều người dân ở xã vùng cao này. Tuy nhiên, do đầu ra vẫn phụ thuộc vào tư thương nên có những năm giá bán dong riềng xuống thấp. Thế nhưng, hai vụ thu hoạch gần đây, giá dong riềng đạt mức bình quân khoảng 1.700 đồng/kg, thời điểm cuối vụ đạt 2.300 đồng/kg. Vụ dong riềng năm nay, giá bán đang được ghi nhận khoảng 1.700 đồng/kg nên người trồng dong riềng ở Cao Sơn phấn khởi.

Gia đình bà Dương Thị Xuân, xóm Sèo đã gắn bó với cây dong riềng hàng chục năm qua. Năm nay, gần 1 tháng trước gia đình bà Xuân đã thu hoạch sớm hơn 10 tấn dong riềng thuộc diện tích giải phóng mặt bằng phục vụ thi công Dự án cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu. Thời điểm này gia đình bà tập trung thu hoạch diện tích còn lại. Theo bà Xuân chia sẻ, cây dong riềng rất phù hợp với thổ nhưỡng của xã Cao Sơn nên nếu giá bán ổn định như hai năm trở lại đây, cây trồng này đem lại thu nhập cao hơn nhiều so với ngô, sắn. "Dong riềng trồng ở Cao Sơn được tư thương ưa chuộng vì củ nạc, trắng. Do đã canh tác lâu năm nên chúng tôi có kinh nghiệm trồng và chăm sóc dong riềng. Nếu đầu ra ổn định hơn, đây là cây trồng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao”, bà Xuân chia sẻ.

Mấy ngày qua, gia đình chị Đặng Thị Hồng, xóm Sơn Phú cũng tập trung thu hoạch dong riềng. Với diện tích đất vườn rộng hơn 2 nghìn m2, trước đây gia đình chị Hồng trồng ngô và một số loại cây trồng khác. Thế nhưng, mấy năm gần đây chị Hồng đã chuyển sang trồng dong riềng. Chị Hồng cho biết: Có thời điểm giá dong riềng xuống rất thấp, nhưng hai vụ gần đây, giá bán cao hơn. Năm ngoái giá cao nhất đạt 2.300 đồng/kg. So với cây trồng khác, trồng dong riềng không vất vả, chi phí đầu tư phân bón ít hơn. Chưa kể, sau khi trồng lại vụ mới, chúng tôi có thể trồng xen ngô.

Ngoài trồng nhiều ở các xóm Sèo, Sơn Phú, cây dong riềng còn được trồng ở một số xóm của xã Cao Sơn, như: Nà Chiếu, Tằm. Trước đây, trên địa bàn xã từng có cơ sở thu mua, chế biến dong riềng của người dân. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên cơ sở này không còn hoạt động, đầu ra của dong riềng phụ thuộc vào thị trường. Đồng chí Ngô Văn Cường, Bí thư Đảng uỷ xã Cao Sơn cho biết: Trong năm 2024, mặc dù sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 và hoàn lưu sau bão. Song chất lượng, năng suất của dong riềng vẫn khá ổn định. Vụ này, toàn xã duy trì trồng trên 100 ha dong riềng, trong đó có một số diện tích nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu nên bà con thu hoạch sớm. Với giá bán ổn định như 2 vụ thu hoạch gần đây, xã Cao Sơn xác định đây là một trong những cây trồng chủ lực, giúp người dân nâng cao thu nhập.


Viết Đào


Các tin khác


Hội Nông dân 3 tỉnh Hòa Bình - Sơn La - Yên Bái: Vận động được 16.762 triệu đồng xây dựng nông thôn mới

Ngày 13/12, tại xã Nuông Dăm (Kim Bôi) Hội Nông dân (HND) tỉnh Hòa Bình chủ trì, phối hợp với HND 2 tỉnh Sơn La, Yên Bái tổ chức hội nghị tổng kết chương trình phối hợp giữa HND 3 tỉnh giai đoạn 2022 - 2023.

Từ ngày 1/1/2025, bàn giao quốc lộ 6 và quốc lộ 15 về tỉnh Hòa Bình quản lý

Theo Luật Đường bộ Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), quốc lộ sẽ được phân quyền cho UBND cấp tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý.

Rà soát cụ thể từng dự án để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Ngày 13/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo về tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) đến ngày 30/11/2024. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố là chủ đầu tư các dự án sử dụng VĐTC.

“Đòn bẩy" phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc

Qua hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn I (2021 - 2025), có thể khẳng định cơ sở hạ tầng các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số có sự chuyển biến tích cực.

Phát triển vùng mía nguyên liệu ở xã Đa Phúc

Xã Đa Phúc (Yên Thủy) có diện tích trồng mía hơn 500ha, tạo thành vùng nguyên liệu quan trọng cho các nhà máy chế biến đường trong khu vực. Thổ nhưỡng của vùng phù hợp với việc trồng mía, cho năng suất cao, đạt từ 70 - 80 tấn/ha. Mở rộng phát triển vùng mía không chỉ tạo việc làm mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nông dân.

Thẩm định điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Chiều 12/12, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thẩm định điều chỉnh bảng giá các loại đất năm 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục