Với lợi thế gần thành phố, ruộng gần nhà, chị Bùi Thị Bích Liên ở tổ dân phố Chu, phường Trung Minh, thành phố Hòa Bình luân canh 1.600m2 đất lúa trồng hoa bán dịp Tết Nguyên đán cho thu nhập khá. Chị là gương điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh trên đất trồng lúa.


Gia đình chị Bùi Thị Bích Liên, tổ dân phố Chu, phường Trung Minh (TP Hòa Bình) trồng hoa Tết trên đất lúa cho thu nhập khá.

Vào những ngày cuối năm, gia đình chị Liên luôn tất bật, mỗi người một việc. Người thì tưới nước, người tỉa cành, người làm giàn đỡ cho hoa khỏi đổ. Năm nay chị trồng hơn 1.000m2 hoa đủ các loại, từ hoa cúc, violet, lay ơn, hướng dương, phần đất còn lại chị trồng rau bán Tết. Hơn 10 năm nay chị thực hiện luân canh trên diện tích trồng lúa cho hiệu quả kinh tế. Chị Liên cho biết: Trước đây sau 2 vụ lúa gia đình thường trồng rau và cây màu vụ đông. Tuy nhiên, do nhiều nơi trồng nên vào cuối năm giá bán rau rất rẻ. Như trồng bắp cải, su hào sau 3 tháng chăm sóc, thu hoạch nhưng khi bán thị trường nhiều nên giá chẳng được bao nhiêu. Có năm không bán được mang đi cho.

Sau khi đi tìm hiểu nhiều nơi, xem trên mạng cách trồng hoa bán dịp Tết chị quyết định chuyển diện tích cây màu vụ đông sang trồng hoa phục vụ Tết, 2 vụ lúa chị vẫn cấy bình thường. So với cây lúa, trồng hoa thu nhập cao hơn nhiều. Tuy nhiên việc chăm sóc cũng vất vả hơn. Trồng hoa phụ thuộc nhiều vào thời tiết và kỹ thuật chăm sóc. Mỗi loại hoa có yêu cầu chăm sóc riêng, có thời vụ, giải pháp kỹ thuật khác nhau, đòi hỏi người trồng phải tìm hiểu kỹ đặc tính từng loại, từng giống và phải chịu khó, tỉ mỉ chăm sóc cho hoa nở đúng dịp Tết. Để giảm thiểu rủi ro, chị Liên trồng đa dạng loại hoa, mỗi loại hoa trồng đa dạng loại giống. Như đối với hoa cúc có các loại màu vàng, đỏ, trắng, tím, hoa đơn, hoa kép.

Chị Liên chia sẻ thêm: Vào dịp Tết thị trường thành phố Hoà Bình tiêu thụ hoa rất nhiều, phần lớn được mang từ dưới xuôi lên bán. Ở đây gần thành phố, gần quốc lộ nên việc tiêu thụ nhiều thuận lợi, cuối năm tư thương đến tận vườn thu mua. Mỗi vụ hoa Tết cho thu nhập vài chục triệu đồng giúp gia đình có thêm nguồn trang trải chi tiêu. Vụ hoa Tết năm nay gia đình trồng hơn 1 vạn cây cúc và hơn 1 nghìn cây lay ơn, thược dược, violet... Do điều kiện thời tiết, nhiều vùng giống hoa bị hỏng nên giá giống hoa cao. Hy vọng hoa bán được giá cao để bù đắp giá thành mua giống. Ngoài trồng hoa gia đình còn nhận làm đầu mối cung cấp giống hoa, hướng dẫn kỹ thuật cho những hộ trồng hoa khu vực thành phố Hoà Bình có nhu cầu.

Với sự mạnh dạn chuyển đổi từ trồng rau vụ đông sang trồng hoa, năm 2023, gia đình chị Liên thu nhập từ trồng hoa được hơn 50 triệu đồng, dự kiến năm 2024 được gần 90 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Mô hình trồng hoa Tết là hướng đi hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân vùng ven thành phố. Nhờ nhanh nhạy thị trường, đáp ứng đa dạng thị hiếu của người tiêu dùng, cùng với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khâu chăm sóc, giúp nhiều hộ trồng hoa có thêm thu nhập không chỉ phụ thuộc vào cây lúa.

Việt Lâm


Các tin khác


Bỏ phiếu xét công nhận xã về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu 

Chiều 30/12, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị bỏ phiếu xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu năm 2024. 

Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác năm 2024

Sáng 30/12, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc (CTDT) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Tạo sức bật trong xây dựng huyện nông thôn mới

Thời gian qua, được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Phong được triển khai đồng bộ đã tạo bước chuyển mạnh mẽ về mọi mặt, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Trên 4.200 hội viên nông dân được đào tạo, dạy nghề

Thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, năm 2024, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức khai giảng 138 lớp nghề cho 4.287 hội viên nông dân về nấu ăn, thêu, mây tre đan, may công nghiệp, điện dân dụng, chăn nuôi lợn, gà thả vườn, trồng nấm, chăn nuôi dê, nuôi trồng thủy sản, chăm sóc cây có múi...; tư vấn, giới thiệu cho gần 3.950 hội viên nông dân được học nghề và có việc làm, thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Bổ sung, cập nhật danh mục các loại hình nguồn điện, điện lưới vận hành giai đoạn tới năm 2030

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 1682/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025

Năm 2024 còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn vượt qua để về đích với nhiều con số ấn tượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục