Với phương châm "giao thông đi trước một bước”, tỉnh Hòa Bình đã ưu tiên nguồn vốn, quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn nhằm tạo thuận lợi đi lại, giao thương hàng hóa và thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng nông thôn phát triển.


Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, hơn 25 km đường trục xóm, liên xóm tại xã Kim Lập (Kim Bôi) đã được bê tông hóa. 

Sau khi sáp nhập từ 3 xã, trong đó có 2 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, xã Kim Lập (Kim Bôi) đạt 14/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM). Cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị xã nỗ lực vào cuộc, nhân dân đồng lòng, hưởng ứng, cuối năm 2024, xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, được xét công nhận xã đạt chuẩn NTM. Đồng chí Bùi Đăng Chuẩn, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Lập cho biết: Sau sáp nhập, Kim Lập có địa bàn rộng, mở rộng thêm nhiều xóm, vì vậy, tiêu chí giao thông nông thôn có thể nói là một trong những tiêu chí khó nhất trong xây dựng NTM. Tuy nhiên, với sự đầu tư của tỉnh, huyện, trên tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm, các tuyến giao thông nông thôn, giao thông nội đồng của xã cơ bản hoàn thành theo quy định. Đến nay, toàn bộ 1,3km tuyến đường xã được nhựa hóa; hơn 25km tuyến đường trục thôn, xóm, liên thôn được bê tông hóa, đạt 96%; trên 17km đường ngõ xóm được cứng hóa, đảm bảo 100% đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa. 

Hiện toàn tỉnh có 96/129 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông trong bộ tiêu chí xây dựng xã NTM. Xác định được tầm quan trọng của phát triển hạ tầng giao thông, những năm qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh tập trung đầu tư hạ tầng giao thông, trong đó chú trọng đầu tư mở mới, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường kết nối vùng ở các huyện vùng sâu, vùng xa, tạo thuận lợi để các huyện khai thác quỹ đất, kết nối giao thương thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng chí Bùi Thị Hòa Bình, Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết: Năm 2024, từ nhiều chương trình, đề án, dự án, toàn tỉnh đã huy động được 1.344,340 tỷ đồng để thực hiện bê tông hóa, nhựa hóa (bao gồm cả làm mới, cải tạo, nâng cấp đường) cho 310 km đường giao thông nông thôn. Cùng với đó, các huyện, thành phố ưu tiên nguồn vốn đầu tư của nhà nước, như vốn các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư hạ tầng giao thông, nhựa hóa, bê tông hóa các tuyến đường liên xã, liên thôn. Đồng thời, các huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, huy động sức dân, hiến đất mở đường để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn tạo thuận lợi đi lại. 

Nhờ sự đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng sâu, vùng xa, hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh có chuyển biến mạnh mẽ, năng lực vận tải đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân, đảm bảo kết nối đến tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh. Nhiều tuyến đường huyện, đường giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh. Đây là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc. 

Đến nay, mạng lưới tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài hơn 540km, chiếm 4,91%; đường đô thị, nội thị trên 368km, chiếm 3,35%; đường huyện trên 711km, chiếm 6,47%; đường nông thôn 8.870km, chiếm 80,55%; còn lại là đường chuyên dùng. Đối với đường nông thôn, loại đường có kết cấu mặt đường bê tông xi măng hơn 5.432km. Tình trạng kỹ thuật và chất lượng mặt đường được cải thiện, mặt đường bê tông xi măng và nhựa đạt trên 53%, mặt đường đất, cấp phối giảm, đường trục xã, liên xã được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, đảm bảo giao thông thuận lợi cả 2 mùa. 

Theo đồng chí Phó Giám đốc Sở GTVT Bùi Thị Hòa Bình, để mạng lưới hạ tầng giao thông ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển, thời gian tới, ngành GTVT, các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương theo Nghị quyết HĐND tỉnh đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời, thực hiện tốt chức năng quản lý ngành đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trọng điểm của địa phương. Phối hợp các sở, ngành, chính quyền huyện, thành phố rà soát, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường huyện, xã theo quy hoạch, ưu tiên đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các trục có lưu lượng giao thông lớn, các tuyến đường thuộc khu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Bên cạnh đó, duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, xây dựng mới các tuyến đường giao thông nông thôn bằng cách lồng ghép vào chương trình nông thôn mới và các chương trình mục tiêu quốc gia khác, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.


Đinh Hòa

Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Tạo đồng thuận giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Trên địa bàn huyện Kim Bôi hiện triển khai 2 dự án trọng điểm mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gồm dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) và dự án khu đô thị sinh thái, giải trí và cáp treo Cuối Hạ. Nhằm triển khai các dự án, huyện tập trung công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, công tác dân vận khéo GPMB được cấp ủy đảng, chính quyền coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.

Hải quan áp dụng thuế môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường theo đúng Nghị quyết số 60/2024/UBTVQH15 ngày 24/12/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cẩn trọng khi nhân rộng mô hình trồng lúa giảm phát thải

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, một số mô hình thí điểm trồng lúa giảm phát thải được ghi nhận đạt kết quả tích cực như: giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, giảm phát thải khí nhà kính mà vẫn tăng thu nhập cho nông dân. Do đó, các địa phương đều mong muốn nhân rộng mô hình. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn nhiều thách thức đòi hỏi việc mở rộng diện tích phải được tính toán cẩn trọng, không nôn nóng, không theo phong trào.

Huyện Mai Châu xây dựng “nền kinh tế xanh”

Xác định thế mạnh của địa phương là du lịch và sản xuất nông nghiệp, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (ĐHĐB) huyện lần thứ XXVI, huyện Mai Châu đã hướng tới việc xây dựng "nền kinh tế xanh” bằng chương trình hành động với những lộ trình cụ thể và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Sẵn sàng cho kế hoạch trồng rừng năm 2025

Theo kế hoạch, năm 2025 tỉnh Hoà Bình trồng mới 5,55 nghìn ha rừng tập trung, 906 nghìn cây phân tán, chăm sóc bảo vệ 100% diện tích rừng hiện có. Để hoàn thành mục tiêu, ngành Kiểm lâm tích cực phối hợp với các huyện chỉ đạo các xã, thị trấn chuẩn bị diện tích đất trồng, tuyên truyền người dân thực hiện trồng cây, gây rừng và phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ".

Cấp thiết đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ

Việc thi công dang dở, chậm tiến độ dự án Kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ (xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình) gây bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của hơn 80 hộ dân các xóm Tiểu Khu, Bích Trụ. Đây cũng là tuyến đường đi lại, vận chuyển hàng hóa của Nhân dân. Từ thực tế đó, đẩy nhanh thi công dự án là việc làm cấp thiết để nhanh chóng đưa vào sử dụng, đồng thời đảm bảo thông thương, đáp ứng nhu cầu di chuyển của Nhân dân trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục