Trong những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh đã trở thành điểm tựa vững chắc giúp hội viên nông dân (HVND) mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Với nguồn vốn ngày càng gia tăng, cùng sự quản lý chặt chẽ và hỗ trợ thiết thực, quỹ đã đồng hành cùng hàng nghìn nông dân trong hành trình vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tại địa phương.
Nông dân xóm Tam, xã Thanh Hối (Tân Lạc) phát triển chăn nuôi trâu sinh sản từ nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân.
Anh Bùi Văn Tỏ, xóm Tam, xã Thanh Hối (Tân Lạc) là một trong những hội viên được vay vốn từ Quỹ HTND. Với số vốn vay 30 triệu đồng, tháng 7/2022 gia đình anh đầu tư phát triển kinh tế từ chăn nuôi trâu sinh sản. Anh Tỏ đã mua 1 cặp trâu giống, để có nguồn thức ăn cho chăn nuôi, anh trồng thêm cỏ voi sau vườn. Hiện, gia đình anh đã có 4 con trâu, dự tính tiếp tục nuôi để nhân đàn. Ước tính vài năm nữa, gia đình sẽ có thu nhập ổn định từ nuôi trâu sinh sản. Anh Tỏ chia sẻ: Cùng với sự hướng dẫn, đồng hành của cán bộ chuyên môn, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để áp dụng vào thực tế, trâu phát triển tốt và khỏe mạnh. Hy vọng đàn trâu sinh sản tốt để gia đình xoay vòng vốn trả nợ gốc cho Quỹ HTND huyện.
Không riêng gia đình anh Tỏ, nhiều HVND tại các địa phương trong tỉnh cũng vay vốn từ Quỹ HTND để làm ăn, xây dựng các mô hình kinh tế. Đến nay, cuộc sống của nhiều hộ hội viên đã dư giả, có công việc thường xuyên, ổn định hơn.
Tính đến tháng 2/2025, Quỹ HTND tỉnh đã tiếp nhận thêm 2 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh, nâng tổng số vốn quản lý lên hơn 66,7 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn uỷ thác Trung ương Hội 15,85 tỷ đồng; nguồn tỉnh quản lý 21,299 tỷ đồng; nguồn vận động từ cán bộ, HVND 11,257 tỷ đồng... Nguồn vốn này không chỉ giúp mở rộng đối tượng được vay mà còn tạo điều kiện cho HVND đầu tư vào các mô hình sản xuất hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã triển khai nhiều kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động quỹ, đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng và phát huy hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó, việc thu hồi nguồn Quỹ HTND đến hạn, hướng dẫn lập dự án cho vay mới được các cấp Hội tập trung thực hiện.
Không chỉ hỗ trợ vay vốn, các cấp HND trong tỉnh tích cực hỗ trợ hội viên tiếp cận các lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật, từ đó nâng cao trình độ canh tác, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Qua đó, các mô hình kinh tế được hỗ trợ từ quỹ đã phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định, giúp HVND cải thiện đời sống và vươn lên thoát nghèo bền vững. Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức bế giảng 8 lớp dạy nghề và trao chứng chỉ cho trên 260 học viên. Cùng với đó, phối hợp tổ chức 2 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cho 110 hội viên; hỗ trợ xây dựng, khai trương 2 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Lạc Thủy.
Với nguồn vốn từ Quỹ HTND, nhiều hội viên đã triển khai mô hình kinh tế thành công, điển hình như: Mô hình trồng cam tại huyện Cao Phong, bưởi đỏ tại huyện Tân Lạc, nhãn Sơn Thủy; chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học với các trang trại gia súc, gia cầm hữu cơ; sản xuất và chế biến dược liệu xạ đen, cà gai leo, góp phần bảo tồn nguồn dược liệu quý và nâng cao giá trị kinh tế...
Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Quỹ HTND không chỉ đơn thuần là nguồn vốn vay mà còn là đòn bẩy kinh tế, giúp nông dân trong tỉnh có thêm cơ hội phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với sự quan tâm từ các cấp chính quyền và nỗ lực từ chính hội viên, quỹ sẽ tiếp tục đồng hành, trở thành người bạn tin cậy trên hành trình xây dựng nền nông nghiệp hiện đại và bền vững. Thời gian tới, HND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn hội viên tiếp cận quỹ một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các ngân hàng để mở rộng nguồn vốn, nâng cao chất lượng kiểm soát và hỗ trợ nông dân một cách toàn diện hơn.
Thu Hằng
Sáng 26/3, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 3/2025 nhằm kiểm điểm tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, công tác thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công; cho ý kiến vào dự thảo các văn bản trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các nội dung quan trọng khác phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.
Năm 2020, trên mỗi hecta đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hòa Bình, giá trị thu nhập đạt 130 triệu đồng. Sau 4 năm, với những chuyển mình táo bạo trong cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng, con số ấy đã tăng lên 200 triệu đồng/ha - mức tăng 53,85%. Đặc biệt, với những cây trồng chủ lực, thu nhập trên một đơn vị diện tích thậm chí đạt 250 triệu đồng/ha, tăng 92,31% - một bước nhảy vọt mà chính những người nông dân lâu năm cũng bất ngờ.
Những năm qua, việc phát triển ngành nghề nông thôn (NNNT) không chỉ góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống mà còn tạo việc làm, giúp nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Thủ tướng yêu cầu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, coi khó khăn của người dân, doanh nghiệp là khó khăn của mình để chủ động hỗ trợ, đồng hành.
Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ nâng giá chào bán USD lên mức cao kỷ lục mới, trên 26.000 đồng. Dù đồng USD ghi nhận giảm điểm đáng kể so với cuối năm 2024, thế nhưng, áp lực tỷ giá còn hiện hữu do nhiều nguyên nhân khác nhau; trong đó có việc giá vàng tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Sáng 25/3, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh chủ trì Hội nghị giao ban chuyên đề bàn giải pháp triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Thị Minh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan, Công ty Cổ phần đầu tư Infinity Group.