Sáng 25/3, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh chủ trì Hội nghị giao ban chuyên đề bàn giải pháp triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Thị Minh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan, Công ty Cổ phần đầu tư Infinity Group.
Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Theo báo cáo của Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh, ngày 20/03/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 653/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo phương thức đối tác công tư. Đầu tư mở rộng quy mô đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729: 2012), 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h; xây dựng hệ thống đường gom, nút giao, trạm dừng nghỉ, hệ thống an toàn giao thông, các công trình phục vụ khai thác, trung tâm điều hành, hệ thống giao thông thông minh, trạm thu phí... đảm bảo đồng bộ, hiệu quả theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Thời gian thực hiện chuẩn bị, đầu tư xây dựng dự án từ năm 2014 - 2028, trong đó dự án đang khai thác được thực hiện từ năm 2014 và đưa vào khai thác năm 2018; phần điều chỉnh quy mô thực hiện từ năm 2023 - 2028 (chuẩn bị dự án, thực hiện đối với phần điều chỉnh từ năm 2023 - 2027, hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2028). Dự kiến thời hạn hợp đồng khoảng từ năm 2015 - 2051. Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án dự kiến khoảng 253,82ha (thành phố Hà Nội khoảng 63,48ha, tỉnh Hòa Bình khoảng 190,34ha); diện tích giải phóng mặt bằng (GPMB) đã thực hiện khoảng 100,17ha, trong đó địa phận Hà Nội 27,07ha, địa phận tỉnh Hòa Bình 73,10ha; diện tích GPMB quy mô điều chỉnh dự kiến khoảng 153,65 ha, trong đó trên địa phận Hà Nội khoảng 36,41 ha, địa phận Hòa Bình khoảng 117,24 ha. Tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án là 18,84 ha. Sơ bộ tổng mức đầu tư điều chỉnh khoảng 10.475 tỷ đồng.
Các đại biểu đánh giá kết quả đạt được, nêu lên những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề cần giải quyết để triển khai công tác GPMB, xây dựng tái định cư; phối hợp, triển khai công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở; công tác lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất để triển khai dự án.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh: Dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình có vai trò quan trọng mở ra cơ hội đối với sự phát triển của tỉnh; từng bước hoàn thiện mạng lưới cao tốc theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; góp phần kết nối đường bộ cao tốc Thủ đô với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên; làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ; tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Hòa Bình nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung; đáp ứng kịp thời khi có sự cố thiên tai, biến đổi khí hậu trong khu vực; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Tỉnh đặt mục tiêu khởi công dự án vào ngày 1/7/2025. Khối lượng công việc còn nhiều. Vì vậy các cấp, các ngành, thành phố Hòa Bình, chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với tinh thần trách nhiệm cao nhất triển khai dự án đảm bảo tiến độ.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đề nghị UBND tỉnh thành lập tổ công tác, phân công đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc của dự án, nhất là công tác GPMB trên tinh thần làm ngày, làm đêm, tiết giảm tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Giao các ngành bố trí nguồn lực phục vụ GPMB; thành phố Hòa Bình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai phương án GPMB, xây dựng tái định cư, chỉ đạo các xã, phường quản lý chặt chẽ quy hoạch, tổ chức tuyên truyền tạo đồng thuận để triển khai dự án. Nhà đầu tư đề xuất dự án phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết để khởi công dự án.
Lê Chung
Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Kinh tế tư nhân cần phấn đấu trở thành lực lượng chủ lực, đi đầu trong ứng dụng công nghệ và đổi mới, sáng tạo, để đạt mục tiêu đóng góp khoảng 70% GDP vào năm 2030; ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân có năng lực cạnh tranh toàn cầu, làm chủ công nghệ và hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng quốc tế; cùng cả nước xây dựng nên một Việt Nam năng động, độc lập, tự chủ, tự cường và phát triển thịnh vượng”.
Trước xu hướng "săn" đất đang tăng tại một số khu vực Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn sốt ảo.
Những con đường mới rộng thênh thang; khu công nghiệp rộn ràng nhịp máy; cánh đồng rau hữu cơ trải dài xanh mướt; khu du lịch thơ mộng mà giàu bản sắc… tất cả vẽ nên bức tranh đầy sức sống của tỉnh Hòa Bình hôm nay. Sự quyết tâm và đồng lòng từ các cấp uỷ, chính quyền đến người dân đã tạo nên những đổi thay từ hành trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng (ĐMMHTT).
Xuất thân trong gia đình truyền thống làm nghề thuốc nam, chị Nguyễn Ánh Tuyết, thôn Đồng Bon, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn đã tìm tòi, học hỏi đưa công nghệ vào chế biến thành sản phẩm cao có giá trị. Sản phẩm đã nâng tầm giá trị của cây dược liệu địa phương, mang đến sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả chữa bệnh.
Thực hiện yêu cầu vừa đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa ổn định vĩ mô trong nước, công tác điều hành chính sách tiền tệ, nhất là lãi suất đang đứng trước thách thức không nhỏ. Bài toán đặt ra cho nhà điều hành phải tìm ra giải pháp hỗ trợ để các ngân hàng vừa bảo đảm tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất huy động thấp, vừa tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Theo các chuyên gia kinh tế, muốn phát triển kinh tế tư nhân, Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế để tạo nên đột phá, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển.