Theo kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025, để đạt mức tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (GRDP) khoảng 10,02%, cơ cấu các ngành kinh tế cần đạt: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,67% (riêng công nghiệp tăng 13,58%); dịch vụ tăng 9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9%. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, toàn tỉnh đang tích cực triển khai các nhóm giải pháp nhằm khơi thông nguồn lực, hiện thực hóa mục tiêu đề ra.
Qúy I/2025, ngành công nghiệp - xây dựng đạt kết quả tích cực, bám sát kịch bản tăng trưởng kinh tế năm. Ảnh: Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Yên Quang, TP Hòa Bình.
Ngay từ đầu năm, hệ thống chính trị toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ các chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 8/1/2025 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND, ngày 17/1/2025 với 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, 127 nhiệm vụ cụ thể, giải pháp chủ yếu đối với từng ngành, lĩnh vực và giao chi tiết cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện.
Sau đó, quán triệt Kết luận số 123-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và Nghị quyết số 25/NQ-CP, ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng chương trình hành động với quyết tâm chính trị cao. Trong kịch bản tăng trưởng kinh tế đã xác định mục tiêu phấn đấu đạt 10,02%. Cụ thể: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,67% (riêng công nghiệp tăng 13,58%); dịch vụ tăng 9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9%.
Đối với ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng năm 2025 khoảng 4%, Sở Nông nghiệp và Môi trường xác định cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp. Trong đó, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống, ứng phó với các loại hình thiên tai. Bởi, theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn tỉnh, trong năm 2025, diễn biến thiên tai tiếp tục bất thường, không theo quy luật. Vì thế, cần chủ động ứng phó để vừa hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, vừa bảo toàn được thành quả phát triển kinh tế - xã hội. Tại Chỉ thị số 05/CT-UBND, ngày 17/3/2025, Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh nhiệm vụ này và đôn đốc các sở, ngành, địa phương tăng cường thực hiện, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của ngành cũng như toàn tỉnh.
Trong kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025, ngành công nghiệp - xây dựng với vai trò là trụ cột của nền kinh tế được xác định mục tiêu tăng trưởng khoảng 13,67%. Đây là nhiệm vụ đầy thách thức nên được triển khai với quyết tâm cao, nỗ lực lớn ngay từ đầu năm. Kết quả trong quý I/2025 cho thấy những tín hiệu lạc quan: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,8%; ngành khai khoáng ước tăng 35,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước tăng 5,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,7%... Riêng lĩnh vực đầu tư phát triển, 3 tháng đầu năm ghi nhận sự vào cuộc chủ động, quyết tâm của toàn tỉnh nhằm tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng chiến lược, đồng bộ, hiện đại, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công ngay từ đầu năm. Trong đó, chú trọng hàng đầu là các công trình, dự án trọng điểm và các chương trình mục tiêu quốc gia. Ước đến hết quý I, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đạt 20% kế hoạch vốn được giao. Đây được xác định là nguồn lực quan trọng cần được khơi thông mạnh mẽ và sử dụng hiệu quả, góp phần đắc lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả năm.
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025 trong toàn tỉnh cho thấy đã bám sát kịch bản tăng trưởng. Theo đánh giá của UBND tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I ước đạt 9,66%. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,48%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,55% (riêng công nghiệp sản xuất điện và phân phối điện tăng 30%); dịch vụ tăng 7,55%; thuế sản phẩm tăng 6%. Với kết quả này, toàn tỉnh đang có đà thuận lợi để tiếp tục triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời hơn nữa các nhóm giải pháp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm đạt trên 10%. Đây là mục tiêu thể hiện quyết tâm chính trị cao, góp phần tích cực cùng cả nước hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.
Khánh An
Mặt bằng lãi suất huy động giảm đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thiết kế các gói vay ưu đãi để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được xem là một trong những động lực quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 cũng như giai đoạn sau đó.
Theo Nghị quyết số 459/NQ-HĐND, ngày 6/12/2024 của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công (ĐTC) năm 2025, tổng nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh năm nay là 2.534,740 tỷ đồng; tổng kế hoạch vốn nguồn ngân sách Trung ương 6.590,056 tỷ đồng. Trước khối lượng công việc lớn và ngày càng nhiều thách thức, công tác giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) được triển khai chủ động ngay từ đầu năm với quyết tâm khơi thông nguồn lực, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Sáng 28/3, đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối với điểm cầu 26 tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Với vai trò là một trong những trụ đỡ của nền kinh tế, khu vực tư nhân cần được "cởi trói" triệt để hơn nữa để phát triển, đóng góp tích cực cho tăng trưởng nước nhà.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Bộ Tài chính đề xuất kéo dài và mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần giảm chi phí sinh hoạt và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.