Để thực hiện có hiệu quả việc xử lý, quản lý tài sản công (TSC) dôi dư nhằm không để thất thoát, lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước, UBND tỉnh chỉ đạo: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương rà soát, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích. Kế hoạch xử lý tài sản gửi về Sở Tài chính trước ngày 28/3/2025; định kỳ hàng quý, báo cáo gửi sở trước ngày 28 tháng cuối quý; hoàn thành kế hoạch trước ngày 25/12/2025.
Sau khi hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Sở Nông nghiệp và Môi trường có một số trụ sở làm việc rơi vào tình trạng sử dụng kém hiệu quả.
Lãnh đạo Sở Tài chính cho biết: Bám sát nhiệm vụ được giao, Sở đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND, ngày 21/3/2025 về xử lý TSC là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tỉnh Hòa Bình. Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, góp phần quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng, hạn chế thất thoát TSC, đặc biệt là cơ sở nhà, đất không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích cần được sắp xếp lại và khai thác hiệu quả hơn.
Đến trung tuần tháng 3/2025, tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác tổng kiểm kê TSC, vượt kế hoạch về tiến độ do Bộ Tài chính, UBND tỉnh đề ra. Trên đà triển khai nghiêm túc Đề án Tổng kiểm kê TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hòa Bình sẽ có nhiều thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả theo Công điện số 125/CĐ-TTg, ngày 1/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với nỗ lực thực hiện tổng kiểm kê TSC, nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025 liên quan đến quản lý, sử dụng TSC là rà soát và xử lý TSC là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích. Thông qua việc tổng hợp, đánh giá thực trạng sẽ có phương án nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TSC, góp phần khai thác, huy động hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng.
Đôn đốc nhiệm vụ quan trọng này trong bối cảnh cả nước "vừa chạy vừa xếp hàng” thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, UBND tỉnh yêu cầu: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, tiến độ, thời gian hoàn thành; cơ quan, đơn vị thực hiện để làm cơ sở đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá. Đối với những nội dung công việc thuộc thẩm quyền, chủ động có giải pháp xử lý ngay, dứt điểm các vướng mắc, tồn tại; đồng thời tham mưu giao, điều chuyển tài sản để đưa vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả. Bố trí sử dụng hiệu quả các công trình công sở, trụ sở trên địa bàn, nhất là các công trình sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Đối với nội dung vượt thẩm quyền, khẩn trương rà soát, báo cáo rõ nội dung vướng mắc, đề xuất giải pháp xử lý với cơ quan có trách nhiệm giải quyết, cấp có thẩm quyền và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo kịp thời.
Riêng về tiến độ thực hiện Kế hoạch số 63/KH-UBND, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả xử lý gửi Sở Tài chính trước ngày 28 tháng cuối quý để tổng hợp, trình UBND tỉnh. Hoàn thành báo cáo việc xử lý TSC là trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh trước ngày 25/12/2025.
UBND tỉnh giao Sở Tài chính theo dõi, đôn đốc, giám sát, tổng hợp báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, UBND cấp huyện thuộc phạm vi quản lý của tỉnh. Quá trình thực hiện, sở chủ trì, phối hợp các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Với nỗ lực đồng bộ, toàn tỉnh phấn đấu rút ngắn thời gian xử lý TSC dôi dư sau sáp nhập, nâng cao hiệu quả quản lý TSC với tinh thần không để lãng phí, sai phạm, lấn chiếm, chuyển đổi, sử dụng sai mục đích hoặc để hoang hóa, lãng phí. Đây cũng chính là tinh thần chủ đạo khi giải quyết bài toán dôi dư TSC sau sắp xếp đơn vị hành chính và tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Khánh An
Với vai trò là một trong những trụ đỡ của nền kinh tế, khu vực tư nhân cần được "cởi trói" triệt để hơn nữa để phát triển, đóng góp tích cực cho tăng trưởng nước nhà.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Bộ Tài chính đề xuất kéo dài và mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần giảm chi phí sinh hoạt và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Chiều 27/3, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh đã kiểm tra dự án Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại 2 xã Kim Bôi và Cuối Hạ, huyện Kim Bôi. Cùng đi có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Quách Thế Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng.
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 584/QĐ-UBND, ngày 26/3/2025 phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò đối với 9 mỏ đất san lấp trên địa bàn các huyện: Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu và thành phố Hòa Bình.
Sở Nông nghiệp và Môi trường ban hành Công văn số 1259/SNNMT-KHTC, ngày 26/3/2025 về việc hướng dẫn một số nội dung quy định tại Quyết định số 30/2025/QĐ-UBND, ngày 12/3/2025 của UBND tỉnh ban hành Bộ đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Trong những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh đã trở thành điểm tựa vững chắc giúp hội viên nông dân (HVND) mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Với nguồn vốn ngày càng gia tăng, cùng sự quản lý chặt chẽ và hỗ trợ thiết thực, quỹ đã đồng hành cùng hàng nghìn nông dân trong hành trình vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tại địa phương.