Trong 5 năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân 7.058 tỷ đồng vốn vay ưu đãi cho trên 172 nghìn lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần duy trì và mở rộng việc làm cho trên 31,4 nghìn lao động; hỗ trợ xây mới, cải tạo trên 97 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; xây dựng 1.090 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và 436 căn nhà cho các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Vốn chính sách giúp người dân xã Pà Cò (Mai Châu) phát triển kinh tế.
Nguồn vốn cũng được sử dụng hỗ trợ học tập cho 511 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho 89 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng. Hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
V.Đ
Sau 4 năm triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Hòa Bình giảm mạnh từ 15,49% năm 2020 xuống còn 6,59% vào cuối năm 2024, tương đương giảm hơn 9%. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong hành trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Trước những biến động liên tục trong chính sách thuế quan của Hoa Kỳ và tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp, xuất khẩu của Việt Nam đang chịu áp lực lớn.
Sáng 14/4, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh, vàng miếng SJC thiết lập đỉnh mới, vượt 107 triệu đồng/lượng.
Mở cửa phiên sáng đầu tuần, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 104,5 - 107 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 1.500.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, và tăng 500.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với giá chốt phiên cuối tuần trước. Đây là mức bán ra vàng miếng SJC cao nhất trong lịch sử.
Cũng như các địa phương trong tỉnh, huyện Đà Bắc đã và đang nỗ lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) với mục tiêu đến cuối tháng 6/2025, vừa đảm bảo tiến độ giải ngân, vừa đảm bảo chất lượng thực hiện các chương trình, dự án.
Giá vàng trong nước tuần qua đã thiết lập đỉnh lịch sử trong phiên giao dịch ngày 11/4, vượt 106 triệu đồng/lượng và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025.