Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, trong khi thời tiết chuyển nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng điện của người dân có thể tăng cao. Trước tình hình đó, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hoà Bình) sớm xây dựng và triển khai các phương án cấp điện ổn định, an toàn, phục vụ kỳ nghỉ lễ sắp tới.
Điện lực Đà Bắc vệ sinh hotline đường dây và trạm biến áp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Ngay từ giữa tháng 3, PC Hòa Bình đã tổ chức rà soát hệ thống lưới điện, kiểm tra định kỳ các đường dây, trạm biến áp trên toàn địa bàn. Trên cơ sở đó, đơn vị xây dựng phương thức vận hành phù hợp, phân công các phòng, ban chuyên môn và điện lực trực thuộc triển khai nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo vận hành an toàn, giảm thiểu sự cố xảy ra. Công ty yêu cầu bố trí đầy đủ lực lượng trực vận hành, sửa chữa 24/24 giờ trong suốt thời gian diễn ra kỳ nghỉ lễ; chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị dự phòng, phương tiện xử lý sự cố để có thể nhanh chóng khôi phục cấp điện trong mọi tình huống.
Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Phó Giám đốc PC Hòa Bình cho biết: Song song với kiểm tra, xử lý các vị trí cột điện có nguy cơ mất an toàn, các tổ, đội công tác đã thực hiện siết và táp lèo, vệ sinh sứ cách điện, đo dòng, theo dõi nhiệt độ vận hành của các trạm biến áp để kịp thời có biện pháp điều tiết phụ tải. Đối với các điểm có khả năng quá tải, đơn vị đã tính toán, điều chỉnh phương thức vận hành hợp lý, tránh phát sinh điểm nóng, bảo vệ an toàn thiết bị và giảm thiểu sự cố bất ngờ. Ngoài ra, PC Hòa Bình cũng chủ động làm việc với các cơ quan, chính quyền địa phương để nắm bắt kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, thể thao… nhằm xây dựng phương án cấp điện linh hoạt, hiệu quả theo từng khu vực.
Tại các đơn vị trực thuộc, việc triển khai phương án đảm bảo cấp điện cũng được tổ chức bài bản, sát với đặc thù từng địa bàn. Ghi nhận tại Điện lực Đà Bắc, đơn vị quản lý địa bàn miền núi rộng, nhiều tuyến đường dây đi qua rừng, đồi núi cao, công tác kiểm tra, xử lý các điểm xung yếu đã được triển khai từ đầu tháng 4. Đồng chí Bùi Văn Biên, Giám đốc Điện lực Đà Bắc cho biết: Đơn vị tập trung rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, nhất là những nơi có cây cao, dễ đổ vào đường dây hoặc thiết bị có dấu hiệu xuống cấp. Bên cạnh đó, triển khai cân pha, san tải nhằm tối ưu phụ tải trên toàn mạng lưới; sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại để giám sát tình trạng làm việc của các phần tử trên lưới, kịp thời cảnh báo nguy cơ hư hỏng. Các cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành cũng được bố trí trực 24/24 giờ trong suốt kỳ nghỉ lễ để kịp thời xử lý nếu có sự cố phát sinh.
Một điểm đáng chú ý là các điện lực không thực hiện các công việc sửa chữa, cắt điện trên lưới từ ngày 28/4 đến hết ngày 2/5, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc đặc biệt nhằm đảm bảo cấp điện liên tục, không gián đoạn trong những ngày cao điểm. Các địa bàn tập trung đông dân cư, khu du lịch, điểm vui chơi giải trí được ưu tiên kiểm tra kỹ lưỡng và bố trí nguồn điện hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng điện tăng cao của người dân và du khách.
Ngoài các giải pháp về kỹ thuật, công tác tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm cũng được PC Hòa Bình chú trọng. Thông qua các kênh truyền thông đại chúng, mạng xã hội, công ty đã chủ động đăng tải thông tin khuyến cáo người dân sử dụng điện hợp lý trong điều kiện thời tiết nắng nóng, tránh sử dụng nhiều thiết bị công suất lớn cùng lúc, không sử dụng thiết bị điện kém chất lượng gây nguy cơ cháy nổ.
Viết Đào
Từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thời gian qua, thành phố Hòa Bình đã phát huy tiềm năng, lợi thế từ điều kiện tự nhiên để trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hiệu quả, gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật, sơ chế, chế biến, tiêu thụ và mở rộng thị trường xuất khẩu. Qua đó, giúp nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) đóng vai trò trụ cột, kiến tạo những đổi thay tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang nỗ lực hoàn thiện các công việc, thủ tục để bàn giao các công trình, dự án trước tháng 6/2025.
Từ thực tiễn áp dụng và bài học kinh nghiệm rút ra khi triển khai các dự án, công trình trọng điểm quốc gia trong thời gian qua, nhiều chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, các cơ chế, chính sách đặc thù chính là "bệ đỡ”, tạo ra "cú huých” mang tính đột phá. Từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và phát huy hiệu quả về kinh tế-xã hội, mang lại lợi ích to lớn cho đất nước.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Chính phủ vừa quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024, sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để phục vụ sản xuất kinh doanh, tiếp tục phục hồi, tạo nền tảng quan trọng cho nền kinh tế phát triển.
Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sau sáp nhập, người dân không bắt buộc phải làm lại sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp có nhu cầu.
Theo các chuyên gia, hiện Hoa Kỳ đã tạm hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam, nhưng nguy cơ vẫn "treo lơ lửng" trên đầu.