Agribank Hòa Bình là ngân hàng chủ đạo cho vay nông nghiệp, nông dân và nông thôn
(HBĐT) - Do tác động không thuận lợi của suy thoái kinh tế, đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Agribank Hòa Bình và khó khăn cho việc huy động vốn, cạnh đó là sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Mặc dù vậy, Agribank Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện tốt chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ông Tuấn Minh Cử, Giám đốc Agribank Hòa Bình trao đổi với phóng viên HBĐT xung quanh vấn đề này?
PV: Ông có thể cho biết những kết quả kinh doanh chủ yếu của Agribank Hòa Bình trong năm 2009?
Ông Tuấn Minh Cử: Năm 2009, Agribank Hòa Bình tiếp tục phát triển ổn định, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đến ngày 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.644 tỷ đồng, tăng 12,57% so với năm 2008. Dư nợ đạt 2.725 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2008. Nợ xấu: 2,9%/tổng dư nợ, giảm 0,9% so với năm 2008. Trong khó khăn, Agribank Hòa Bình bảo đảm được nghĩa vụ với ngân sách, với ngành và ổn định thu nhập cho cán bộ viên chức. Cùng với đó, Agribank Hòa Bình đã triển khai thành công hệ thống giao dịch hiện đại theo chuẩn mực quốc tế và thành công ở các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử trên nền tảng công nghệ hiện đại như: Dịch vụ thẻ, dịch vụ Mobile Banking (thông báo biến động số dư, truy vấn số dư, liệt kê giao dịch, chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, mua thẻ Games Online, mua hàng trên mạng, thanh toán hoá đơn…); dịch vụ Internet Banking, dịch vụ bảo hiểm. Ngoài ra, Agribank Hòa Bình đã triển khai tốt các hoạt động xã hội từ thiện, cụ thể: Thông qua Sở thương binh xã hội, Hội phũ nữ tỉnh, ủng hộ xây dựng 7 nhà tình nghĩa cho 7 hộ gia đình thuộc số đối tượng chính sách với tổng số tiền ủng hộ là 170.000.000đ; ủng hộ, giúp đỡ xã nghèo Thanh Nông, huyện Lạc Thủy số tiền 9.642.000đ từ thu nhập của cán bộ và nhiều hiện vật khác; ủng hộ các quỹ từ thiện số tiền 52.000.000đ; hỗ trợ hoạt động tuyên truyền cho các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn số tiền trên 50 triệu đồng.
PV: Xin ông cho biết kết quả thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Agribank Hòa Bình?
Đặc biệt, thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, AgriBank Hoà Bình đã cho vay được gần 13 ngàn khách hàng với số dư nợ là 924 ỷ đồng, góp phần giúp nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn ổn định sản xuất, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, chủ yếu cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Bên cạnh việc thực hiện HTLS cho khách hàng vay theo các Quyết định của Chính phủ, nhằm triển khai nhóm các giải pháp kích cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế, ngay từ những ngày đầu năm 2009, AgriBank Hoà Bình, tổ chức tín dụng đầu tiên trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Theo đó, tất cả hợp đồng cho vay theo lãi suất cố định rất cao trong thời kỳ lạm phát trước đây và đang còn số dư, đều được giảm lãi suất từ 5% – 10%/năm.
Song song với đẩy mạnh đầu tư trên mặt trận “Tam nông”, AgriBank Hoà Bình còn chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong các lĩnh vực cung ứng phân bón, thu mua, chế biến nông, lâm sản … phục vụ có hiệu quả sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ở của tỉnh.
Thời gian tới, Agribank Hoà Bình vẫn xác định đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân là chính, tốc độ tăng trưởng dư nợ ở khu vực này tối thiểu phải đạt từ 20-25%, đây chính là nguồn vốn quan trọng để khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân thực hiện phát triển kinh tế, và giải quyết được việc làm cho cư dân địa phương, còn có tác dụng từng bước đóng góp làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
PV: Xin ông cho biết những giải pháp để Agribank Hoà Bình tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình trên địa bàn tỉnh?
Ông Tuấn Minh Cử: Agribank Hòa Bình đang triển khai mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là các nguồn vốn có tính ổn định cao, thời hạn gửi dài; điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn nguồn vốn phù hợp với cơ cấu kỳ hạn tín dụng, bảo đảm an toàn hoạt động kinh doanh; linh hoạt về lãi suất theo từng khu vực, từng thời điểm; đa dạng các hình thức huy động, kịp thời cung ứng các sản phẩm tiền gửi cho khách hàng. Đồng thời, tập trung cơ cấu lại đầu tư tín dụng; mở rộng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; áp dụng lãi suất cho vay hợp lý. Trong đó chú trọng mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, Agribank Hòa Bình đang cường công tác quảng bá thương hiệu Agribank.; đầu tư công nghệ tạo điều kiện phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới như dịch vụ chi trả lương qua tài khoản ATM, dịch vụ thanh toán hoá đơn điện, nước, điện thoại, dịch vụ bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
PV: Xin cảm ơn ông!
Lê Chung
(Thực hiện)
Ngày 12-1, Bộ Tài chính vừa có công điện 01/BTC-CĐ gửi Ủy ban Nhân dân (UBNN) các tỉnh, thành phố, giám đốc các Sở Tài chính, cơ quan thuế, Quản lý thị trường các địa phương về vấn đề quản lý giá sữa.
(HBĐT) - Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, các siêu thị, cửa hàng, chợ đang tập kết hàng hoá phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao của nhân dân. Các ngành chức năng và các doanh nghiệp được tỉnh giao dự trữ hàng Tết cũng đang tích cực kiểm tra, chuẩn bị nhằm cân đối cung cầu hàng hoá, bình ổn giá.
(HBĐT) - Năm 2009, Agribank Hòa Bình đã huy động vốn đạt 1.644 tỷ đồng, tăng 12,57% so với năm 2008; dư nợ đạt 2.725 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2008. Trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 1.920 tỷ đồng, tương đương với 71% tổng dư nợ.
(HBĐT) - Nhờ chuyển đổi hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay, đời sống người dân xã Mai Hạ, huyện Mai Châu đã dần khấm khá, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn đang từng bước thay đổi.
Năm 2010, tuy nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông gần 37.000 tỷ đồng và cả ngành khoảng 70.000 tỷ đồng nhưng chiếm chưa tới 10% tổng mức đầu tư xã hội. Bộ GTVT cần xây dựng cơ chế để thu hút nguồn vốn đầu tư khác, tạo đột phá trong xây dựng hạ tầng giao thông…
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba đề nghị chính quyền TPHCM quan tâm thúc đẩy để các dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản được thực hiện đúng tiến độ và vận hành tốt khi hoàn tất.