Còn 1 ngày nữa, Nghị định 107 nhằm siết chặt tình trạng kinh doanh gas bát nháo sẽ có hiệu lực, nhưng đến nay, các địa phương, doanh nghiệp vẫn loay hoay chưa biết xoay sở ra sao vì nhiều quy định vẫn chưa được làm rõ cũng như chưa thông suốt đến doanh nghiệp

Mắc mứu vì thiếu đồng bộ

Mô tả ảnh.
Nhiều quy định về kinh doanh gas vẫn chưa rõ ràng dù ngày 15/1, Nghị định đã có hiệu lực. (Ảnh: Phan Hùng)

Theo Nghị định, từ 15/1,  các cơ sở kinh doanh gas muốn được cấp phép hoạt động thì phải đảm bảo điều kiện đã được quy định trong Nghị định 107 mới được Chính phủ ban hành. 

Thế nhưng, theo bà Nguyễn Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, đến thời điểm này, các địa phương và doanh nghiệp vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể của nhiều quy định.

Chẳng hạn, Nghị định 107 quy định các cơ sở kinh doanh gas muốn được cấp phép thì nhân viên kinh doanh gas phải được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ. Tuy nhiên, bà Mai cho biết, hiện các địa phương hiện vẫn chưa rõ đơn vị nào sẽ đảm nhiệm việc này.

Thực tế thị trường gas đang rơi vào tình trạng “đa chủ quản”. Công Thương, Khoa học công nghệ, Công an, mỗi Bộ quản lý… một ít. Nếu mỗi đơn vị quản lý đều tập huấn về những lĩnh vực riêng, doanh nghiệp rất khó “chạy theo”, nhưng“bỏ lửng” không thực hiện thì lại vi phạm pháp luật.

Vì vậy bà Nga cho rằng, nên tập trung việc đào tạo vào một đơn vị đầu mối cũng như công bố sớm giáo trình đào tạo...

Chậm nhất trong quý II phải có, để các sở, địa phương triển khai hướng dẫn doanh nghiệp, nếu không làm ngay, rất dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mua giấy chứng nhận đào tạo cho kịp để đối phó”, bà Nga cảnh báo.

Một quy định khác là các trạm kinh doanh, cấp, nạp gas, kho dung tích chứa gas dưới 5.000m3 sẽ do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm lập quy hoạch. Nhưng hiện nhiều địa phương thậm chí chưa có quy hoạch phát triển ngành hàng, trong đó có mặt hàng gas.

Cụ thế, với trường hợp Hà Nội. Sau khi sáp nhập với Hà Tây, Hà Nội phải làm lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. “Quy hoạch này vẫn chưa làm xong thì chưa thể xây dựng quy hoạch kinh doanh các ngành hàng trong đó có kinh doanh gas”, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định.

Thậm chí, theo quy định các kho dung tích trên 5.000 tấn sẽ do Bộ Công Thương quy hoạch. Nhưng chính Bộ này hiện mới... sắp có quy hoạch cơ sở kinh doanh các mặt hàng trong đó có kinh doanh gas.

Bên cạnh đó, sở Công Thương các địa phương cũng lo ngại nếu không phân cấp quản lý, để cấp quận huyện kiểm tra điều kiện và cấp phép cho các cơ sở kinh doanh gas cá thể thì từ nay đến 1/10 sẽ không kham nổi việc cấp phép kinh doanh theo Nghị định mới.

Quy định “đụng” thực tế

Mô tả ảnh.
Mặt tiền nhiều cửa hàng nhỏ, khó treo đủ biển của ba nhà cung cấp. (Ảnh: VNN)


Từ góc độ DN, đại diện Hiệp hội kinh doanh gas cho rằng, nhiều quy định của Nghị định 107 quá cứng nhắc, chưa phù hợp với đặc trưng kinh doanh mặt hàng gas.

Cụ thể, Điều 32 quy định, thương nhân kinh doanh gas phải treo biển, logo của doanh nghiệp kinh doanh gas đầu mối như kinh doanh xăng dầu. Tùy theo khả năng kinh doanh nhưng tối đa mỗi cửa hàng chỉ được đăng ký với 3 thương nhân đầu mối. 

Tuy nhiên, khác với các cơ sở kinh doanh xăng dầu, các cửa hàng kinh doanh gas đa số có diện tích bé, kiểu nhà phố. “Cửa hàng bé thế, không rõ làm thế nào để treo đủ cả 3 loại biển”, chủ đại lý gas trên phố Khâm Thiên cho biết.

Một quy định khác là thương nhân nhập khẩu tối thiểu 3000m3 dung tích kho chứa còn nhà phân phối có tối thiểu 40 đại lý, tổng đại lý và có trạm chiết nạp, phải có tối thiểu 300.000 bình các loại từ 4kg trở lên.

Chiếu theo đó, sẽ có khoảng 20 doanh nghiệp đang nhập khẩu gas sẽ bị loại khỏi thị trường vì không có 1 mét kho. Dù Nghị định đã gia hạn thời gian chuyển tiếp đến hết 30/9/2010, nhưng theo Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh gas, với quy mô 80-90 doanh nghiệp đang kinh doanh gas manh mún như hiện nay, đây là tình trạng khó tránh khỏi.

Thống kê từ Bộ Công Thương, hiiện thị trường gas đang phát triển với tốc độ khá nhanh, tăng trưởng hàng năm từ 7%-10%. Riêng năm 2009, sản lượng gas tiêu thụ đạt gần 1 triệu tấn. Nguồn trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30% còn lại phải nhập khẩu.

Như vậy, nếu những vướng mắc trên không sớm được giải quyết thì sau 1/10, nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas sẽ không đủ điều kiện hoạt động, không được cấp phép hoạt động. Chưa kể, nếu thị trường trong nước không ổn định thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào sẽ lấn lướt các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước vốn mỏng, yếu và quá manh mún.

Điều đó, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp mà còn có thể ảnh hưởng tới tình hình cung ứng gas, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường gas và người tiêu dùng.

Tình trạng bát nháo trên thị trường gas đã gây nhức nhối từ lâu. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 107 nhằm ổn định kinh doanh gas là biện pháp cần thiết và kịp thời. Tuy nhiên, việc văn bản pháp lý ở các cấp độ chưa hoàn thiện và đồng bộ dù đã sát ngày có hiệu lực đang khiến hy vọng này đang “mất thiêng”.

                                                                                          Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Agribank Hòa Bình là ngân hàng chủ đạo cho vay nông nghiệp,  nông dân và nông thôn
Năm 2009, nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức thành công Hội chợ thương mại
Cứng hoá đường giao thông nông thôn tại xã Yên Lập, huyện Cao Phong

Công ty cổ phần than Vàng Danh đổi mới công nghệ khai thác than hầm lò

Công ty CP than Vàng Danh là mỏ than hầm lò được Liên Xô giúp đỡ khôi phục từ năm 1961 với công suất thiết kế ban đầu là 600.000 tấn/năm. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty CP than Vàng Danh đã đạt sản lượng 3,1 triệu tấn than vào năm 2009. Có được kết quả này chính là nhờ sự năng động của đội ngũ những người thợ mỏ Vàng Danh và hiệu quả của đầu tư đổi mới công nghệ khai thác than.

Tôn vinh nữ doanh nhân trong Tuần lễ Phụ nữ Việt Nam

Tuần lễ Quốc gia Phụ nữ Việt Nam 2010 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh phụ nữ Việt Nam nói chung và các doanh nhân nữ xuất sắc nói riêng.

Tăng cường kiểm tra về giá sữa

Ngày 12-1, Bộ Tài chính vừa có công điện 01/BTC-CĐ gửi Ủy ban Nhân dân (UBNN) các tỉnh, thành phố, giám đốc các Sở Tài chính, cơ quan thuế, Quản lý thị trường các địa phương về vấn đề quản lý giá sữa.

Bình ổn thị trường hàng hoá dịp Tết Canh Dần

(HBĐT) - Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, các siêu thị, cửa hàng, chợ đang tập kết hàng hoá phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao của nhân dân. Các ngành chức năng và các doanh nghiệp được tỉnh giao dự trữ hàng Tết cũng đang tích cực kiểm tra, chuẩn bị nhằm cân đối cung cầu hàng hoá, bình ổn giá.

Agribank Hòa Bình: 1.920 tỷ đồng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Năm 2009, Agribank Hòa Bình đã huy động vốn đạt 1.644 tỷ đồng, tăng 12,57% so với năm 2008; dư nợ đạt 2.725 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2008. Trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 1.920 tỷ đồng, tương đương với 71% tổng dư nợ.

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Mai Hạ

(HBĐT) - Nhờ chuyển đổi hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay, đời sống người dân xã Mai Hạ, huyện Mai Châu đã dần khấm khá, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn đang từng bước thay đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục