Bộ Tài chính vừa hoàn thiện Ðề án Chính sách hỗ trợ bình ổn giá thị trường lúa, gạo trong nước trình Chính phủ xem xét ban hành trong quý I-2010, nhằm trợ giúp người trồng lúa bù đắp chi phí sản xuất khi giá thị trường hạ xuống thấp hơn chi phí sản xuất để nông dân có lãi; đồng thời bảo đảm an ninh lương thực.
Theo đó, cơ chế, chính sách hỗ trợ sẽ thực hiện ở cả "đầu vào" và "đầu ra" cho sản xuất thông qua các giải pháp: Nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn cho người sản xuất lúa để mua vật tư đầu vào như: Giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu... và hỗ trợ doanh nghiệp mua lúa tạm trữ. Thực hiện được cơ chế này, Nhà nước thành lập quỹ bình ổn giá thóc, gạo và cho phép doanh nghiệp mua khối lượng thóc tạm trữ được sử dụng Quỹ bình ổn giá để trực tiếp bù đắp phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá sàn định hướng. Theo tính toán, quỹ bình ổn này chi ra khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm thì mới bảo đảm yêu cầu hỗ trợ cả nông dân và doanh nghiệp. Nguồn thu của quỹ là một phần lợi nhuận trước thuế của lượng gạo xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Ðể người sản xuất thật sự được thụ hưởng chính sách này thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải mua lúa trực tiếp từ nông dân. Ðiều này không dễ thực hiện ngay bởi hiện nay, việc thu mua tại nhà người sản xuất chỉ đạt 20%, còn lại 80% vẫn qua trung gian, nên tình trạng nông dân bị ép giá vẫn phổ biến. Vì vậy, các doanh nghiệp phải công bố hai loại giá ở hai địa điểm mua khác nhau, gắn với tiêu chuẩn chất lượng của lúa để người sản xuất lựa chọn nơi bán hàng hóa của mình thuận lợi nhất.
Tuy nhiên, cùng với chính sách hỗ trợ như vậy, để ổn định thị trường lúa, gạo trong nước, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ khác để bảo đảm tính bền vững như: Giúp nông dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư hợp lý để có lãi ngay cả khi giá lúa, gạo trên thị trường xuống thấp. Hiệp hội lương thực và các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường cho nông dân, giúp họ xem xét "mua gì, bán gì", ở đâu có lợi nhất... Về phía doanh nghiệp, cần sắp xếp hệ thống thu mua lúa của người sản xuất và đẩy nhanh tiến độ xây kho tạm trữ lúa để chế biến gạo xuất khẩu, tạm trữ cho đến khi xuất khẩu hết số lúa hàng hóa, không để xảy ra tình trạng mà người nông dân thường gặp là mất mùa được giá, còn được mùa thì rớt giá.
Trong điều kiện thị trường lúa, gạo luôn có những biến động thì chính sách trợ giúp người sản xuất và lập quỹ bình ổn giá lúa, gạo là cần thiết nhằm giúp người nông dân yên tâm sản xuất, doanh nghiệp yên tâm thu mua. Từ đó, nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam và tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực này, bảo đảm nhiều mục tiêu, cả ngắn hạn và dài hạn.
Theo Báo Nhandan
Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế diễn ra ở nhiều nước (trong đó chủ yếu là những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam), việc hướng vào thị trường trong nước không phải chỉ là giải pháp mang tính tình thế đối phó với khó khăn trước mắt của các doanh nghiệp, mà còn là giải pháp mang tính chiến lược bảo đảm sự phát triển có hiệu quả bền vững.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, vấn đề cơ sở hạ tầng về giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cao Phong luôn được quan tâm đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của bà con nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
(HBĐT) - Trong năm 2009, ngành Thuế đã tổ chức kiểm tra, giám sát 14.954 bộ hồ sơ khai thuế.
(HBĐT) - Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi, điều tiết nước phục vụ sản xuất, duy trì và thực hiện tốt chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi nội đồng, năm 2009, toàn tỉnh đã phát dọn kênh mương mái đập 2.315.000 m2, xây kè và lát khan 32.757 m3, huy động 615.982 ngày công làm thuỷ lợi, giá trị kinh phí ước đạt 23,1 tỷ đồng.
Đó là nhận định của TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động xoay quanh mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2010
Nếu tính hiệu quả kinh tế, vì khối lượng một viên gạch không nung nhẹ gấp từ sáu đến tám, thậm chí 10 lần viên gạch thủ công, nên việc xây dựng rất nhanh mà tải trọng công trình lại nhẹ, giảm chi phí đáng kể. Mặt khác, vật liệu mới ra đời sẽ từng bước xoá bỏ cách sản xuất gạch thủ công đang thu hẹp hàng ngàn hécta đất và hư hại hoa màu. Đây là vấn đề có tính chiến lược của một ngành vật liệu góp phần phát triển công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.