Đường liên xã từ thị trấn Cao Phong – Tây Phong đang được thi công giai đoạn II
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, vấn đề cơ sở hạ tầng về giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cao Phong luôn được quan tâm đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của bà con nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Xác định giao thông nông thôn là một trong những yếu tố cần thiết quan trong để triển khai các kế hoạch phát triển KT-XH, thu hút đầu tư, nâng cao dân trí, phục vụ dân sinh, khai thác các thế mạnh, tiềm năng của địa phương, những năm qua, Huyện uỷ, UBND huyện Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng tạo mọi điều kiện thuận lợi, cũng như tháo gỡ khó khăn cho các xã, thị trấn trong huyện phát triển hạ tầng giao thông, trong đó đặc biệt chú trọng về giao thông nông thôn (GTNT). Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay, nhiều dự án được triển khai và hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong đó, tiến hành rải nhựa 20 km đường, hoàn thành 27 km đường cứng hoá bê tông xi măng; tiếp tục thi công tuyến đường Tây phong – Yên Thượng; thi công giai đoạn II đường thị trấn – Tân phong – Dũng phong – Nam Phong – Tây Phong và tuyến đường Bắc Phong – Thung Nai.
Ông Nguyễn Văn Chính, Phó Trưởng phòng Công thương cho biết: Cao Phong hiện có trên 227 km đường các loại, trong đó gần 40 km đường trục liên xã và 137 km là đường liên thôn. Cùng với việc xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống GTNT ở các xã, thị trấn, huyện đã thường xuyên phát động nhân dân thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng đường GTNT đã có và thiết lập lại trật tự giao thông, xử lý và giải toả các vi phạm hành lang an toàn giao thông. Hàng năm, huyện đã huy động nhân dân tham gia sửa chữa hàng chăm km đường, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại của người dân, trong đó có một số xã có phong trào tốt như: Bắc phong, Thu Phong, Dũng Phong, Thị trấn Cao Phong… Do làm tốt công tác GTNT nên việc đi lại, giao lưu hàng hoá của người dân ở các xã này với nhiều vùng lân cận có nhiều thuận lợi hơn, đời sống của người dân cũng được cải thiện đáng kể. Tư thương đã tìm vào tận trong thôn, bản để trao đổi hàng hoá, các sản vật của địa phương.
Ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Dũng Phong cho biết: Đạt được kết quả tốt trong công GTNT là nhờ phát huy phương châm “ý Đảng, lòng dân”. Trước khi xã muốn làm một tuyến đường nào đó thì tổ chức họp cùng với các trưởng thôn, xóm và cử cán bộ đi khảo sát, nắm tình hình và tâm tư nguyện vọng của nhân dân ở những nơi chuẩn bị làm đường. Sau đó, cán bộ xã cùng với lãnh đạo các thôn, xóm tổ chức họp dân để triển khai, đồng thời tuyên truyền về lợi ích của đường giao thông nông thôn cho nhân dân hiểu, từ đó tạo ra sự đồng thuận, đóng góp kinh phí và công sức để làm đường.
Từ việc phát triển hệ thống GTNT ở huyện Cao Phong đã có tác động lớn đến việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các xã trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở giao thông đã hình thành, ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện đã có nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư mở mang nghành nghề tiểu thủ công nhiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải hàng hóa… , rút ngắn khoảng cách gữa thành thị với nông thôn, giữa miền núi với đồng bằng, đưa kinh tế của huyện có những bước tiến mới.
Hoàng Huy
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong những ngày đầu năm 2010, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam có thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo lớn. Tổng lượng gạo các doanh nghiệp đã ký đạt 2,38 triệu tấn với giá từ 480 đến 665 USD/tấn, cao hơn mặt bằng chung của năm 2008
Đưa nhà ở vào diện phải nộp thuế hay miễn là 2 phương án đang được Bộ Tài chính cân nhắc và lấy ý kiến người dân tại dự thảo Luật Thuế nhà đất, trước khi trình Chính phủ.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ Chương trình 135 giai đoạn II, hợp phần HTPTSX được giao cho Chi cục PTNT (thuộc Sở NN&PTNT) triển khai thực hiện. Theo đó, căn cứ vào quy hoạch phát triển KT-XH của các xã vùng 135, BQL Dự án 135 huyện khảo sát nhu cầu cần hỗ trợ của người dân để xây dựng kế hoạch cụ thể, trình UBND huyện phê duyệt và sau đó phối hợp với Chi cục PTNT trong suốt quá trình triển khai, đôn đốc, giám sát thực hiện.
(HBĐT) - Năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 18 dự án ODA đang thực hiện, tổng nguồn vốn 805.248 tỷ đồng (11 dự án chuyển tiếp), trong đó có 4 dự án do tỉnh quản lý, ước khối lượng thực hiện năm 2009 ước đạt 5 triệu USD, giá trị giải ngân khoảng 3,5 triệu USD
(HBĐT) - Từ khi tuyến đường Bãi Nai - Vai Réo được hoàn thành đưa vào sử dụng, đường về xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn đã thuận lợi hơn nhiều. Nhân dân trong xã đã tận dụng lợi thế về giao thông, khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó, thế mạnh là phát triển kinh tế rừng.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) dự kiến năm 2010 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng khoảng 10% so với năm ngoái trong đó vốn đăng ký khoảng 22-25 tỉ USD.