(HBĐT) - Dự án Phát triển cộng đồng các dân tộc ít người ở miền Bắc Việt Nam do Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và thực hiện dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của BQLDA PTCĐ TW Hội Nông dân Việt nam & Văn phòng dự án ADDA tại Hà Nội.
Dự án được triển khai tại 3 huyện chính thuộc lưu vực sông Đà là huyện Kỳ Sơn; Cao Phong; Đà Bắc và đã mở rộng thêm trên địa bàn 5 huyện/thành phố gồm: TP Hoà Bình, huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc và Kim Bôi.
Qua 5 vụ triển khai dự án từ vụ xuân – hè 2007 đến hết vụ xuân hè 2009, toàn tỉnh đã mở được 126 lớp HLND tại 42 xã thuộc 8 huyện thành phố của tỉnh với 3.780 nông dân tham gia, trong đó tỉ lệ nữ nông dân chiếm trên 70%. Thông qua các lớp HLND, bà con đã dần thay đổi tập quán canh tác của địa phương. Chuyển dần sang canh tác theo phương pháp mới đã được tiếp thu là quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Tổng diện tích trồng ngô của các lớp huấn luyện nông dân theo phương pháp IPM của tỉnh trong 5 vụ vừa qua khoảng: 37.800 m2 (3.78 ha) với năng suất ngô đạt trung bình 6 – 8 tấn/ha. Cá biệt một số nơi ruộng IPM đạt năng suất thống kê từ 10 – 13 tấn/ha (xã Phú Minh – Kỳ Sơn, Thung Rếch – Kim Bôi).
Bên cạnh đó, dự án đã xây dựng được một mô hình nông lâm kết hợp với sự tham gia của 25 học viên của xóm Nau xã Thu Phong trên diện tích 2.000 m2. Lớp HLND được duy trì dưới sự điều hành của 3 THV dự án và 2 chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm về nông lâm kết hợp của Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc bộ và Khuyến nông lâm Đan Mạch. Và đã hình thành một nhóm sở thích về canh tác bền vững trên đất dốc hoạt động có hiệu quả đem lại những tác động tích cực cho bà con trong xóm, xã. Hiện nay, mô hình tại xóm Nau, xã Thu Phong huyện Cao Phong là một điểm trình diễn học tập của dự án và bà con trong vùng làm theo. Từ khi được học và bước đầu thấy hiệu quả của mô hình nông lâm kết hợp bà con nông dân đã dần chuyển dịch phương thức canh tác " truyền thống" sang phương thức canh tác "bền vững" trên đất dốc.
Sau các lớp huấn luyện nông dân các giảng viên được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân huyện và Hội Nông dân xã tổ chức họp, thành lập các nhóm nông dân cùng sở thích. Thành viên của nhóm phải là học viên đã qua lớp huấn luyện nông dân về IPM trên cây ngô của dự án đã triển khai tại các xã. Qua quá trình tổng hợp thực tế tỉnh Hòa Bình thành lập được 78 nhóm nông dân có cùng sở thích; Chủ đề hoạt động của nhóm là do nhóm tự bàn bạc và lựa chọn trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương và các nhóm chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực chăn nuôi: lợn nái và lợn thịt, chăn nuôi gia cầm; sản xuất cây ngô, cây sả, cây rong riềng theo phương pháp canh tác IPM; sản xuất rau an toàn; Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như chẻ tăm mành và chế biến tinh bột sắn. Đến nay, các nhóm được thành lập ra và duy trì hoạt động thường xuyên dưới sự giúp đỡ của tập huấn viên phụ trách nhóm, nhóm đã xây dựng nội quy, quy chế và kế hoạch hoạt động rõ ràng.
Các hoạt động của Dự án “Phát triển cộng đồng các dân tộc ít người ở miền Bắc Việt
Hồng Ngọc
Dấu hiệu lặng lẽ của thị trường mai Tết khá rõ ràng khi Tết đã gần mà người mua, kể cả mối mua sỉ, vẫn vắng bóng.
(HBĐT) - Ngày 22/1, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2010. Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 45/QĐ-UBND phê duyệt đề cương nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Nam Quảng trường thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Tính đến cuối năm 2009, xã Liên Hòa, huyện Lạc Thủy đã trồng được 560 ha; bình quân mỗi hộ trồng từ 1 đến 2 ha. Để có được kết quả như vậy, xã đã tạo ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân trồng rừng phát triển kinh tế.
Xăng dầu vừa trải qua đợt tăng giá mới. Lý giải vì sao giá mặt hàng này tăng nhiều hơn giảm, một bạn đọc công tác lâu năm trong ngành xăng dầu cho rằng đó là mảnh đất của nạn đầu cơ và chia chác quyền lợi
Chỉ còn hơn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán, lúc này, các hệ thống siêu thị lớn tại Hà Nội đã chuẩn bị xong nguồn cung hàng hóa cũng như phương án phục vụ.