90% hộ dân xã Liên Hòa (Lạc Thủy) tham gia trồng rừng kinh tế
(HBĐT) - Tính đến cuối năm 2009, xã Liên Hòa, huyện Lạc Thủy đã trồng được 560 ha; bình quân mỗi hộ trồng từ 1 đến 2 ha. Để có được kết quả như vậy, xã đã tạo ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân trồng rừng phát triển kinh tế.
Đảng ủy xã đã xác định trồng rừng là một trong những chương trình kinh tế trọng điểm. Qua đó, chính quyền xã đã chỉ đạo các thôn, bản tích cực vận động nhân dân trồng rừng. Đến nay, toàn xã có 409 hộ gia đình với 1650 nhân khẩu thì có đến 328 hộ dân tham gia trồng rừng (chiếm tới 90%) – Ông Bùi Tiến Thành, Bí thư Đảng ủy xã phấn khởi cho chúng tôi biết.
Song song với trồng rừng kinh tế, xã đã giao 20 ha rừng tự nhiên cho 20 hộ gia đình xóm Đồng Huống quản lý, bảo vệ. Rừng được giao khoán đến từng hộ dân nên đã không xảy ra tình trạng chặt phá rừng bừa bãi. Bên cạnh đó, xã cũng tăng cường các biện pháp bảo vệ, phát triển bền vững; chú trọng rừng khoanh nuôi, rừng tái sinh, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Đến nay, độ che phủ ước đạt 75%.
Cùng với những biện pháp mang tính kỹ thuật, xã luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến những chính sách, quy định của pháp luật về trồng rừng, bảo vệ rừng. Đặc biệt, thông qua những buổi tuyên truyền về hiệu quả kinh tế, tác động sinh thái của rừng đã giúp người dân hiểu rõ hơn những lợi ích trước mắt và lâu dài do công tác trồng rừng mang lại. Năm nay, toàn xã đã trồng được 50 ha; khai thác 25,5 ha với phương châm: khai thác đến đâu trồng rừng đến đó, đầu tư thâm canh, chú trọng kỹ thuật trồng rừng.
Bà Quách Thị Biên, một hộ gia đình trồng rừng tiêu biểu của xã Liên Hòa cho biết: Hiện tại, gia đình đang trồng rừng kết hợp với chăn nuôi bò, dê, trồng cây cảnh theo phương thức “ lấy ngắn nuôi dài. Tuy rừng trồng từ 4 đến 5 năm là có thể khai thác đạt 40 - 45 triệu đồng/ha, nhưng gia đình vẫn chưa bán, đợi thêm một thời gian nữa sẽ cho lãi cao hơn.”
Ông Bùi Tiến Thành, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Trước đây đời sống bà con gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng từ khi tham gia phát triển trồng rừng nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, tăng số hộ khá giả, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%, thu nhập bình quân 7,7 triệu đồng/người/năm. Rừng còn mang lại nhiều lợi ích về môi trường sinh thái; điều hòa nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông – lâm nghiệp của xã.
(HBĐT) - Năm 2009, huyện Mai Châu đã đón 35.000 lựơt khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, trong đó khách trong nước 24.800 lượt người, khách quốc tế 10.200 lượt người, doanh thu từ lĩnh vực du lịch đạt gần 7 tỷ đồng.
(HBĐT) - Để khuyến khích người nông dân có đất rừng tham gia trồng rừng và nâng cao kiến thức về sản xuất thâm canh cây lâm nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ đất rừng, cũng như góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, năm 2008 Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng đã triển khai mô hình trồng rừng thâm canh cây Keo lai và bạch đàn tại 2 xã Đông Lai và Ngọc Mỹ (Tân Lạc). Trung tâm sẽ hỗ trợ 100 % cây giống và 40 % phân bón.
Giá điện hằng năm được điều chỉnh từ ngày 1-3. Do Tập đoàn Than-Khoáng sản VN đã đề xuất tăng giá bán than cho điện từ ngày 1-1 nên EVN đề xuất được tăng giá điện sớm hơn một tháng
Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế diễn ra ở nhiều nước (trong đó chủ yếu là những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam), việc hướng vào thị trường trong nước không phải chỉ là giải pháp mang tính tình thế đối phó với khó khăn trước mắt của các doanh nghiệp, mà còn là giải pháp mang tính chiến lược bảo đảm sự phát triển có hiệu quả bền vững.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, vấn đề cơ sở hạ tầng về giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cao Phong luôn được quan tâm đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của bà con nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
(HBĐT) - Trong năm 2009, ngành Thuế đã tổ chức kiểm tra, giám sát 14.954 bộ hồ sơ khai thuế.