ICBC là ngân hàng Trung Quốc đầu tiên mở chi nhánh tại Việt Nam, song khá muộn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy vậy, Chủ tịch Khương Kiến Thanh cho biết ICBC đặt nhiều kỳ vọng ở thị trường này.

Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) khai trương chi nhánh đầu tiền tại Hà Nội với sự tham dự của tối 26/1, sau 15 năm không có ngân hàng Trung Quốc nào mở chi nhánh tại Việt Nam. Trước lễ khai trương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Khương Kiến Thành đã trao đổi với báo chí.

Chủ tịch Hội đồng quản trị ICBC Khương Kiến Thanh. Ảnh: T.T.
Chủ tịch Hội đồng quản trị ICBC Khương Kiến Thanh. Ảnh: T.T.

- Xin ông cho biết tại sao ICBC lại lựa chọn Việt Nam làm nơi đặt chi nhánh?

- Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa và quá trình hướng ra nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc với những nhu cầu về dịch vụ vượt biên giới, ICBC cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. Việc mở chi nhánh tại Việt Nam cũng nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế hóa đồng thời đáp ứng nhu cầu cho các khách quan trọng trong phát triển thương mại Việt Trung. Những năm gần đây, chính trị Việt Nam ổn định, kinh tế phát triển nhanh chóng, bình quân GDP tăng trưởng 7-8% một năm. Trong 2009, mặc dù thế giới khủng hoảng tài chính nhưng Việt Nam vẫn đạt mức 5,3% và trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển tốt nhất trong ASEAN.

ICBC đến VN lần này vì nhìn thấy tiềm lực phát triển to lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó quan hệ thương mại Việt Trung ngày càng gắn bó mật thiết. Năm 2009 mậu dịch song phương đã vượt 20 tỷ USD. Việc tăng cường phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương cần được các ngân hàng thương mại cung cấp các kênh thanh toán an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, thông suốt và hỗ trợ nguồn vốn. Vài năm gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tới Việt Nam đầu tư, và đấu thầu các công trình. Cuối năm ngoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt gần 3 tỷ USD trong đó có rất nhiều khách hàng của ICBC, vì vậy họ rất cần chúng tôi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

- Trung Quốc là nước láng giềng gần gũi với Việt Nam, tại sao bây giờ ICBC mới mở chi nhánh?

- Năm 1992 chúng tôi lập chi nhánh nước ngoài đầu tiên ở Singapore. Trong cả quá trình này chúng tôi không ngừng tích lũy kinh nghiệm về quốc tế hóa. Cũng trong thời gian này, thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam từng bước mở cửa. Do vậy chúng tôi rất vui mừng trở thành ngân hàng Trung Quốc đầu tiên mở chi nhánh tại Việt Nam kể từ 1995 đến nay. Mặc dù chúng tôi đặt chân tới Việt Nam hơi chậm một chút, song dựa vào thực lực và năng lực quản lý của mình, chúng tôi tin sẽ có đóng góp thiết thực cho kinh tế Việt Nam và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại đầu tư Việt Trung. Chúng tôi tin chắc rằng sẽ trở thành ngân hàng nước ngoài xuất sắc và nổi tiếng tại Việt Nam.

- Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc vừa được thành lập. Việc ICBC mở chi nhánh tại Hà Nội có liên quan gì tới sự kiện này?

- Khu vực ASEAN có viễn cảnh hết sức tốt đẹp, trong tương lai sẽ trở thành một lực lượng quan trọng trong kinh tế thế giới. Ngày 1/1/2010, khu vực thương mại tự do Trung Quốc ASEAN được thành lập, mở ra cơ hội mang tính lịch sử trong thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN. Điều này cũng mang lại cơ hội phát triển nghiệp vụ phong phú cho ICBC tại các nước ASEAN.

Trong sự phát triển của ICBC ở nước ngoài thì việc phát triển tại các nước ASEAN là trọng điểm. Sau chi nhánh đầu tiên ở Singapore, tới tháng 9/2007 chúng tôi thu mua một ngân hàng của Indonesia và đổi tên thành Ngân hàng Công Thương Indonesia. Năm 2008 chúng tôi thu mua và sáp nhập với một ngân hàng tại Thái Lan để thiết lập ngân hàng con tại đây. Đến nay chúng tôi lập chi nhánh tại Hà Nội. Tại 5 quốc gia đang chiếm 80% tổng GDP 80% của cả 10 nước ASEAN, ICBC đều đã thiết lập chi nhánh hoặc mua lại các ngân hàng.

Chúng tôi chú trọng phát triển ở ASEAN không chỉ vì tiềm lực to lớn, triển vọng hết sức tươi sáng ở ASEAN mà khu vực này có rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa, đời sống, phong tục tập quán với Trung Quốc.

- Khi tham gia các thị trường ASEAN, ICBC thường mua lại hoặc sáp nhập với các ngân hàng bản địa. Vậy ICBC có kế hoạch tương tự tại Việt Nam?

- Hiện chúng tôi mới khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Vì vậy trước mắt chúng tôi sẽ tập trung làm thế nào để chi nhánh này vận hành và kinh doanh tốt. Chúng tôi chưa có suy nghĩ và dự định thu mua hay sáp nhập ngân hàng nào vào hệ thống của chúng tôi.

- Gần đây một số ngân hàng trung ương trong đó có Trung Quốc và Việt Nam đã phát tín hiệu bớt nới lỏng tiền tệ hơn, đặc biệt đã yêu cầu các ngân hàng kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng. Điều này ảnh hưởng như thế nào tới định hướng kinh doanh của ICBC trong 2010?

- Vấn đề này có liên quan tới cục diện của kinh tế quốc tế. Để đối phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu, ngân hàng và các cơ quan chức trách quản lý thị trường tài chính tiền tệ các nước đều phải dùng các thủ pháp phi chính thức. Đương nhiên việc áp dụng các chính sách này mang lại hiệu quả tốt đẹp, kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục. Đặc biệt trong việc sử dụng các biện pháp này, hiệu quả tại Việt Nam và Trung Quốc hết sức nổi bật.

Trong bối cảnh hiện nay, nắm bắt chính xác và kịp thời để đưa ra chính sách hợp lý là điều hết sức quan trọng, bởi kinh tế vừa có bước phục hồi, nếu không cẩn thận sẽ xuất hiện những bước lùi ngay. Thực ra Trung Quốc không hề thực hiện thắt chặt tiền tệ. Chính phủ Trung Quốc vẫn tuyên bố không thay đổi chính sách vĩ mô. Nhưng đương nhiên, khi thực hiện chính sách này cũng hết sức coi trọng tính linh hoạt, coi trọng việc điều chỉnh cơ cấu. Tôi nghĩ rằng tất cả những điều đó rất quan trọng đối với việc phát triển ổn định và vững mạnh của các ngân hàng Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, sau khi lập chi nhánh tại Hà Nội, chúng tôi nghĩ rằng mình sẽ làm cầu nối cho nền kinh tế hai nước. Chúng tôi sẽ hỗ trợ ở mức cao nhất cho quan hệ thương mại và đầu tư của hai nước và hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp hai nước.

- Cá nhân ông đánh giá thế nào về triển vọng thị trường tài chính ngân hàng thế giới cũng như khu vực trong 2010, khi mà Ngân hàng Thế giới mới đây đã cảnh báo nguy cơ suy thoái kép sẽ xảy ra?

- Đương nhiên vấn đề này cũng khiến chúng tôi dành sự quan tâm cao độ. Vì thực tình kinh tế thế giới mới bắt đầu phục hồi thôi, hoàn toàn chưa ổn định. Trong khi đó chính sách tài chính tiền tệ của các nước, các khoản chi công cộng khác nhau, bảng mức chịu tải của các ngân hàng trung ương khác nhau. Các bạn có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp tại một số nước châu Âu và Mỹ vẫn ở mức rất cao, thậm chí có nước trên 10%. Trong các lĩnh vực như bất động sản hay các ngành công nghiệp chủ chốt vẫn chưa tăng trưởng vững chắc.

Đương nhiên do chính sách tiền tệ của các nước khác nhau nên lạm phát ở nơi này tăng mạnh thì nơi kia lại lo chống thiểu phát. Bên cạnh đó, các giải pháp ứng cứu kinh tế mà mỗi nước đưa ra khác nhau về liều lượng và thời gian áp dụng, vì vậy tạo ra mức độ hết sức phức tạp cho tài chính tiền tệ toàn cầu trong 2010. Cần đặc biệt quan tâm chiều hướng của kinh tế tài chính toàn cầu trong 2010.

 

                                                                      Theo VnExpress

Các tin khác

Đồng chí Bùi Ngọc Đảm phát biểu tại hội nghị.
Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi thu hút hàng nghìn lựot khách đến nghỉ trong năm
Không có hình ảnh

Xuất khẩu xí muội sang Hoa Kỳ

Đáp ứng nhu cầu của bà con Việt Kiều đón Tết nguyên đán Canh Dần với những hương vị quê nhà, thời gian qua, Công ty TNHH TM – DV Nhật Phan (quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) tổ chức xuất khẩu xí muội gừng, me, chanh, tắc mang thương hiệu Ngon sang Hoa Kỳ và Australia. Bình quân, hai tấn/tháng.

Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết vay vốn WB

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý đưa dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết vào danh mục vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) kế hoạch 2010 - 2011.

Giao dịch chứng khoán xuống mức thấp nhất 6 tháng

Sự chưa rõ ràng về chính sách tiền tệ đã khiến cả cung và cầu đều yếu. Đây là nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán ảm đạm, giá trị giao dịch trên sàn HOSE sáng 25/1 xuống mức thấp nhất 6 tháng qua.

Cao su có thể tăng giá mạnh

Ngày 25-1, Hiệp hội Cao su Việt Nam đưa ra nhận định, năm 2010, sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt 750.000 tấn, trị giá kim ngạch đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Theo các chuyên gia dự báo, năm 2010 sẽ là năm tăng trưởng mạnh của ngành cao su, giá sẽ tăng tới 30%. Hiện tại, giá cao su thiên nhiên của Việt Nam đang đứng ở mức 2.900 USD/tấn, mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.

Tổng Công ty Sông Đà đạt lợi nhuận 2.055 tỷ đồng

(HBĐT) - Sáng 25/1, Tổng Công ty Sông Đà đã tổ chức tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010.

Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của hệ thống tín dụng

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh ta hiện có 5 chi nhánh ngân hàng cấp tỉnh, 14 chi nhánh cấp huyện thị, hàng chục phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại, 10 phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện với gần 180 điểm giao dịch, 4 quỹ tín dụng trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục