Các nhà đầu tư tại Khu công nghiệp Lương Sơn sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
(HBĐT) - Trong năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 35 dự án được cấp Giấy CNĐT. Trong đó, UBND tỉnh cấp cho 29 dự án, gồm 02 dự án FDI và 27 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 2.234 tỷ đồng.
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp cho 6 dự án, gồm 1 dự án FDI với số vốn đăng ký là 6,5 triệu USD và 5 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký khoảng 249,3 tỷ đồng. Như vậy, số dự án đăng ký năm 2009 bằng 70% so với năm 2008. Với kết quả đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số 245 dự án, trong đó có 21 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 95.224 ngàn USD và 224 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 15.523 tỷ đồng. Tổng diện tích đất đăng ký sử dụng khoảng 28.000 ha.
Phân theo lĩnh vực, công nghiệp có 119 dự án, chiếm 48,6%; nông-lâm-thuỷ sản có 13 dự án chiếm 5,3%; du lịch-dịch vụ có 54 dự án, chiếm 22%; trồng rừng 25 dự án, chiếm 10%; khai thác chế biến khoáng sản 10 dự án, chiếm 4,08%; trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái 8 dự án, chiếm 3,3%; đào tạo 5 dự án, chiếm 2,04%; Y tế 1 dự án, chiếm 0,4%; Hạ tầng công nghiệp 7 dự án, chiếm 2,9%; hạ tầng đô thị 3 dự án, chiếm 1,2%.
Đến nay, trên địa bàn 11 huyện, thành phố đều đã có các các dự án đầu tư. Thành phố Hòa Bình chiếm 20,4% tổng số dự án của toàn tỉnh; các huyện Lương Sơn 29,4%, Kỳ Sơn 11,02%, Kim Bôi 9%, Lạc Sơn 4,08%, Tân Lạc 3,7%, Yên Thuỷ 4,08%, Lạc Thuỷ 3,7%, Mai Châu 5,4%, Đà Bắc 4,9% và Cao phong 4,08%. Ngoài ra còn có 148 Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, trong đó có 24 Giấy phép chưa đủ điều kiện hoạt động khai thác.
Đối với các dự án đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh ta, gồm 8 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản có số dự án nhiều nhất, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ vui chơi, giải trí, số dự án và vốn đầu tư thực hiện đạt tỷ lệ cao, phần lớn các dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh (SXKD) có hiệu quả tốt. Các nhà đầu tư Trung Quốc và Đài Loan chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản và trồng rừng, số dự án và vốn đầu tư thực hiện đạt tỷ lệ thấp, số dự án đưa vào SXKD chưa nhiều.
Đối với các dự án đầu tư trong nước, việc thực hiện đầu tư, đưa dự án vào SXKD còn chậm. Các dự án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chế biến nông lâm sản và vật liệu xây dựng, chiếm 48,7%. Các dự án này thường có quy mô nhỏ, nhưng triển khai thực hiện đầu tư nhanh, sớm đi vào SXKD, chiếm 64,5% số dự án đã đưa vào khai thác. Đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ - du lịch chiếm 21,9%, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái chiếm 13,6%. Còn lại là đầu tư vào các lĩnh vực khác như bất động sản, bệnh viện, trường nghề…Nhưng các dự án loại này thường triển khai chậm do thủ tục hồ sơ phức tạp, công tác đền bù GPMB chậm, một số nhà đầu tư năng lực hạn chế.
Thực tế cũng cho thấy, số lượng lao động được giải quyết việc làm trong các dự án chưa nhiều. Phần lớn lao động địa phương chưa được đào tạo, không đáp ứng được yêu cầu của các dự án có công nghệ cao. Đặc biệt, tình hình thực hiện thoả thuận đền bù GPMB còn nhiều tồn tại hạn chế. Với tổng diện tích đất các dự án đăng ký sử dụng khoảng 28.000 ha, nhưng việc thực hiện thoả thuận, đền bù mới được khoảng 5.600 ha, bằng 20% diện tích đất đã đăng ký.
Với tổng số 245 dự án, nhưng đến hết năm 2009 mới có 91 dự án đi vào SXKD, chiếm 37%, giải quyết việc làm cho khoảng 8.000 lao động. 60 dự án đang xây dựng cơ bản, chiếm 24,5%. 75 dự án đang thực hiện các thủ tục về đất đai, chiếm 30,6%. 19 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc chiếm 7,8%. Qua các số liệu trên cho thấy, số dự án đăng ký đầu tư vào địa bàn tỉnh chưa nhiều, phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, giải quyết việc làm cho lao động địa phương còn ít. Đóng góp vào ngân sách nhà nước còn thấp. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, còn ít dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Việc thực hiện đầu tư, đưa dự án vào khai thác hoạt động còn chậm. Một số chủ đầu tư chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tính đồng thuận về thu hút đầu tư tỉnh đến cơ sở và người dân còn thấp. Công tác thoả thuận đền bù GPMB rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Nhiều dự án đăng ký đầu tư trong thời gian khá dài nhưng vẫn chưa có đủ mặt bằng để thực hiện. Thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng, nhất là đối với các dự án có nhu cầu sử dụng đất còn phức tạp, mất nhiều thời gian để nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch, môi trường, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng… Chất lượng các quy hoạch còn thấp, tính khả thi chưa cao, việc cập nhật, bổ sung quy hoạch chưa kịp thời. Sự phối hợp giữa các ngành và các địa phương trong thu hút đầu tư và quản lý các dự án còn nhiều bấp cập. Nguồn nhân lực địa phương chưa được đào tạo tốt. Một số nhà đầu tư chưa có trách nhiệm cao hoặc thiếu năng lực về tài chính và điều kiện thực hiện dự án.
Với mục tiêu phấn đấu năm 2010 thu hút khoảng 50 dự án, vốn đầu tư khoảng 4000 tỷ đồng và có thêm 15 dự án đi vào SXKD, vốn thực hiện khoảng 2000 tỷ đồng. Đạt được kết quả đó, chắc chắn cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh sẽ có bước chuyển dịch mạnh mẽ, nhiều lao động được tạo việc làm mới, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Theo các chuyên gia kinh tế để đạt được mục tiêu đó tỉnh ta cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tập trung các nguồn lực để nâng cao chất lượng kết cấu cơ sở hạ tầng. Đẩy mạnh cải các hành chính. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Quan tâm chăm lo hỗ trợ người dân các vùng bị thu hồi đất cho các dự án về đời sống, đào tạo nghề và việc làm. Các cấp, các ngành thường xuyên tiếp xúc trao đổi với các nhà đầu tư để kịp thời khó khăn vướng mắc trong quá trình thu hút và triển khai các dự án. Đồng thời cần phải có thái độ và biện pháp kiên quyết khi có nhà đầu tư vi phạm hoặc năng lực kém. Đặc biệt, chú trọng công tác xây dựng, quản lý, dà soát, bổ sung và sử dụng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực.
Đức Phượng
(HBĐT) - Ngày 2/2/2010, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khuyến nông, khuyến ngư năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010.
(HBĐT) - Ngày 2/2, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2010. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 2/3, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hòa Bình ( Agribank Hòa Bình) đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng 5 năm 2005-2009, biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo lần thứ III.
(HBĐT) - Ngày 2/2, Quỹ tín dụng nhân dân phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình tổ chức tổng kết nhiệm kỳ 3 (2005-2010) và xây dựng phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2010 và nhiệm kỳ 4 (2010-2015).
(HBĐT) - Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 15.120 người, đạt 100% kế hoạch.
Tháng đầu tiên của năm 2010 vừa khép lại với những tín hiệu tích cực của nền kinh tế. Dù không thể khẳng định chắc chắn điều gì về tình hình kinh tế - xã hội của cả năm nếu chỉ dựa trên số liệu thống kê một tháng, song có thể thấy, kinh tế Việt Nam đã có bước khởi đầu đáng lạc quan trong năm mới 2010.