Nhờ sản phẩm bán chạy, thu lãi lớn trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều làng nghề ở ĐBSCL ăn Tết Canh Dần rôm rả hơn mọi năm

 


Khô cá sặc An Hòa bán rất chạy trong dịp Tết

Chúng tôi về thăm làng nghề làm khô cá sặc An Hòa ở xã Khánh An, huyện An Phú - An Giang và làng hoa Sa Đéc, thị xã Sa Đéc - Đồng Tháp vào những ngày đầu năm mới. Đi đến đâu cũng nghe rộn rã hương Xuân; người người, nhà nhà phơi phới bởi vừa có vụ mùa làm ăn thắng lợi.

Người trồng  hoa tươi như hoa

Tuy thời tiết bất lợi trước Tết khiến một phần diện tích ở làng hoa Sa Đéc nở sớm nhưng các nhà vườn vẫn trúng đậm. Cánh nhà vườn cho biết trước Tết hoa có nở sớm nhưng không nhiều, vẫn bán kịp, lại được giá nên lãi lớn. Theo Phòng Kinh tế thị xã Sa Đéc, làng hoa có diện tích khoảng 300 ha, với gần 2.000 hộ theo nghề và 3.000 lao động. Nơi có diện tích lớn nhất là phường Tân Quy Đông với 180 ha. Bà Thái Thị Huế, Phó Phòng Kinh tế thị xã Sa Đéc, cho biết: “Năm nay, hoa nở đúng thời vụ, diện tích nở sớm không đáng kể, người trồng hoa vẫn bán được số lượng lớn trước Tết. Vụ này, làng hoa Sa Đéc trúng lớn nhờ cung cấp cho Festival Hoa Đà Lạt, xuất khẩu mạnh sang Đài Loan và Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận được đơn đặt hàng cung cấp hoa làm đẹp cho đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Người trồng hoa ở đây phấn khởi lắm”.

Ông Huỳnh Văn Tiến, ở phường Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, người có hơn 20 năm trồng hoa, kể: “Vụ hoa năm 2009 trông rất ngon lành, cứ nghĩ sẽ lãi đậm, nào ngờ trời... “trở chứng” khiến cả làng hoa thiệt hại. Cũng may, 10.000 giỏ cúc mâm xôi của tôi năm đó thu lãi được gần 60 triệu đồng, mất chừng 30 triệu đồng so với khi trúng mùa”. Ông Tiến khoe tiếp năm nay ông thắng đậm vụ hoa vì từ khoảng rằm tháng chạp là thương lái đã đến tận nơi đặt hàng mua hết. “Bởi vậy, Tết ở làng hoa còn dài lắm” - ông Tiến nói như reo.

Ông Nguyễn Văn Năm, hàng xóm của ông Tiến, cho biết vụ hoa Tết vừa rồi ông chỉ trồng hơn 2.000 giỏ cúc mâm xôi và một ít cúc Đài Loan nhưng cũng đã lãi trên 15 triệu đồng.

Làm không kịp bán

Gặp chúng tôi, bà Tư, chủ cơ sở sản xuất khô cá sặc hiệu Lâm Văn Sụn, liền “nổ” một tràng cười giòn giã. “Đúng là vui... hơn Tết. Lâu rồi 30 hộ làm khô ở đây mới được một mùa làm ăn hiệu quả, khô cá làm ra bao nhiêu cũng không đủ bán, tiêu thụ sạch trong dịp Tết”. Hồi đầu tháng chạp, cơ sở của bà Tư đã ồ ạt nhập cá sặc tươi từ Campuchia, Thái Lan về để chế biến. Trung bình mỗi tháng, cơ sở bà tung ra thị trường khoảng 100 tấn khô thành phẩm, dịp Tết năm nay tăng gấp 3 lần so với ngày thường mà vẫn “cháy” hàng.

Những ngày này, ở làng khô sặc An Hòa, nhà nhà đều tranh thủ bắt tay vào công việc từ lúc mặt trời chưa ló dạng đến lúc hoàng hôn. Anh Lâm Văn Thái, con bà Tư, xởi lởi nói: “Khô sặc ở đây chế biến thủ công nhưng ngon có tiếng. Khô cá sặc là đặc sản và còn là món ăn gợi nhớ hương vị quê nhà của những bà con Việt kiều quê miền Tây”.

Ông Huỳnh Dũng, chủ cơ sở làm khô sặc lớn thứ nhì ở An Hòa, vừa dọn mâm chuẩn bị đãi bạn bè vừa kể năm nay sức tiêu thụ khô cá rất mạnh, nhờ đó giá bán cũng tăng lên, từ 140.000 đồng/kg lên 170.000 đồng/kg khô loại 1. “Có bao nhiêu hàng thương lái cũng thu gom ráo trọi. Giao hàng nhận tiền ngay, đã lắm! Chưa hết Tết, họ đã giục giao hàng nhưng bọn tôi chưa muốn mở hàng sớm vì còn quyến luyến chút hương Xuân” - ông Dũng hồ hởi nói.

Mở rộng làng hoa

Làng hoa kiểng Sa Đéc đã có hơn 100 năm tuổi nhưng chỉ chính thức được công nhận là làng nghề từ năm 2007. Bà Thái Thị Huế cho biết: “Tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt đề án quy hoạch, mở rộng diện tích làng hoa lên 400 ha vào năm 2020. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng, giao thông, nạo vét kênh mương để bảo đảm tưới tiêu. Doanh thu trung bình từ nghề trồng hoa đạt 385 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân từ 150 - 200 triệu đồng/ha”. 

 

                                                                                  Theo NLĐ

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục