Thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng ưu tiên mua hàng thực phẩm.
Đúng như dự đoán, bước sang thời điểm ngày 1.3, hàng loạt mặt hàng trên thị trường bắt đầu tăng giá. Người tiêu dùng thêm gánh nặng chi tiêu bởi đợt tăng giá này lại diễn ra đối với một số mặt hàng thiết yếu như gas, sữa, sắt thép, điện, chi phí vận chuyển…
Giá cả tăng vùn vụt
Bước sang ngày 1.3, không chỉ có điện tăng giá, nhiều mặt hàng thiết yếu trên thị trường cũng tăng giá, với nhiều lý do. Ông Nguyễn Phúc Đại - Tổng Giám đốc Cty CP năng lượng Vinagas - cho biết: “Từ 1.3, giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục tăng thêm 3.000 – 4.000 đồng/bình 12kg, dù giá gas thế giới vừa được công bố giảm 12,5USD so với đầu tháng 2.
Nguyên nhân do tuy giá gas thế giới giảm còn khoảng 722,5USD/tấn - tương đương với mức giảm 3.000 đồng/bình gas, nhưng giữa tháng 2 tỉ giá ngoại tệ tăng thêm 620 đồng/USD - tương đương với mức tăng 7.000 đồng/bình. Do vậy, sau khi cấn trừ nguyên nhân tăng – giảm giá, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng từ 1.3 tăng 3.000 - 4.000 đồng/bình, dao động trong khoảng 274.000 – 275.000 đồng/bình tùy công ty”.
Đối với mặt hàng sắt thép, giá nguyên liệu phôi thép trên thế giới tháng này cũng tăng 30USD so với tháng trước - đạt mức 550USD/tấn. Ngay lập tức, nhiều Cty thép cũng điều chỉnh giá tăng thêm 200.000 đồng/tấn, nâng giá thép xuất xưởng - chưa tính thuế hiện nay lên mức 12,1 – 12,2 triệu đồng/tấn.
Trong khi đó, thị trường sữa đang khiến không ít NTD lo ngại phải đối mặt với một đợt tăng giá. Bà Dương Thị Quỳnh Trang - Giám đốc quan hệ công chúng hệ thống siêu thị Big C - cho biết: “Big C đã nhận được yêu cầu điều chỉnh tăng giá của nhãn hiệu sữa Meiji. Tuy nhiên, do siêu thị chưa đồng ý mức giá với nhà cung cấp nên hiện giờ giá sữa chưa có biến động”.
Trong khi đó, theo các đại lý sữa tại TPHCM, tuần qua đã có thêm 2 nhãn hiệu sữa là Meiji và Milax gửi thông báo sẽ tăng giá. Trước đó - trong tháng 2, một số nhãn hiệu sữa trong nước và ngoại nhập như Vinamilk, Friso, Abbott cũng đã điều chỉnh tăng giá từ 7-10% đối với các dòng sản phẩm từ sữa bột đến sữa tươi, sữa đặc...
Bà Lê Quang Thục Quỳnh - Giám đốc tiếp thị hệ thống Saigon Co.op - cho biết: “Trong tháng 1 và 2, hai nhãn hiệu sữa Enfa và Abbott đã có thông báo tăng giá. Đến tháng 3 này, siêu thị bắt đầu áp dụng. Nhãn hiệu sữa Meiji cũng vừa gửi thông báo tăng giá từ 8-10% các sản phẩm. Do nguồn hàng dự trữ còn, nên hiện nay sản phẩm này vẫn chưa thay đổi giá”.
Cùng với nhiều mặt hàng khác, gas cũng đã tăng giá. Ảnh: TTXVN. |
Nguyên nhân tăng giá được hầu hết các nhà sản xuất, cung cấp đưa ra do ảnh hưởng tỉ giá và giá nguyên liệu cũng như chi phí sản xuất, vận chuyển tăng. Tuy nhiên, nếu xét mức giá nguyên liệu sữa bột trên thị trường thế giới hiện nay cho thấy, tuy giá nguyên liệu sữa bột thời gian gần đây đang tăng dần, đến mức 3.400 – 3.500USD/tấn, nhưng nếu so với mức giá nguyên liệu sữa bột đỉnh điểm vào giữa năm 2007 là 5.000 – 5.100USD/tấn thì giá nguyên liệu sữa hiện nay vẫn thấp hơn khoảng 1.500USD/tấn.
Khoản chênh lệch này hoàn toàn có thể bù vào các chi phí khác tăng lên như tỉ giá, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển. Thế nhưng, từ năm 2008 đến nay, hầu như các nhãn hiệu sữa chỉ có tăng giá chứ không đứng yên hoặc giảm giá theo giá nguyên liệu.
Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu
Trước bối cảnh thu nhập từ lương tăng không bằng với mức tăng của nhiều loại hàng hóa, NTD đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu sau những ngày Tết Nguyên đán. Bà Bùi Hạnh Thu - Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op - cho rằng, sức mua của NTD tại Saigon Co.op trong những ngày gần đây tuy không giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng không tránh khỏi việc NTD thắt chặt chi tiêu và ngày càng tính toán hơn khi mua sắm.
Thế nên, sức mua các mặt hàng phục vụ nhu cầu hằng ngày như thực phẩm, hàng tiêu dùng vẫn giữ vững, trong khi các nhóm hàng như quần áo, mỹ phẩm, giày dép, đồ dùng gia đình…. được NTD hạn chế và cân nhắc hơn. Trong khi đó, nhiều NTD đều lo ngại khó tránh khỏi đợt “té nước theo mưa” xảy ra đối với nhiều mặt hàng trong thời gian tới.
Chị Nguyễn Thụy Dương - đường số 3 (Vườn Chuối), quận 3, TPHCM - lo ngại: “Năm nào cũng vậy, sau Tết Nguyên đán nhiều mặt hàng - nhất là thực phẩm có xu hướng tăng giá nhẹ, không giảm giá trở lại bằng mức khởi điểm tăng trước tết. Năm nay, nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, điện, nước, gas,... lũ lượt kéo nhau tăng giá.
Với tình hình này, giá sinh hoạt chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể, trong khi thu nhập, lương không tăng theo kịp. Gánh nặng này NTD lại hứng chịu, đời sống những người thu nhập thấp sẽ càng khó khăn”.
Theo Báo Laodong
Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) chính thức “bật đèn xanh” cho các ngân hàng (NH) tăng lãi suất cho vay thông qua việc cho vay trung dài hạn theo lãi suất thỏa thuận thay vì tăng lãi suất cơ bản.
Một số hãng sữa thông báo từ ngày 1-3 sẽ tăng giá thêm từ 8%-10%. Nguyên nhân tăng giá từ các hãng sữa đưa ra chưa thuyết phục
Ngày 27.2, Tổ điều hành thị trường trong nước đã họp nhằm đánh giá công tác phục vụ tết và bàn biện pháp khống chế tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong những tháng tới.
Làm thế nào khai thác hợp lý tài nguyên, để du lịch VN cất cánh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như kỳ vọng?
Đó là công bố của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào tại buổi họp báo ngày 26.2 về việc tăng giá điện từ 1.3 tới.
(HBĐT) - Mai Châu là huyện vùng cao có nhiều núi đá, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, quy hoach đầu tư sản xuất hàng hóa vùng nông thôn chưa phát triển, các doanh nghiệp lớn chưa mạnh. Hoạt động ở của ngân hàng chủ yếu là cho vay kinh tế hộ gia đình nông nghiệp, nông thôn.