Một số hãng sữa thông báo từ ngày 1-3 sẽ tăng giá thêm từ 8%-10%. Nguyên nhân tăng giá từ các hãng sữa đưa ra chưa thuyết phục

Trong tháng 1 và đầu tháng 2 vừa qua, các hãng sữa đã tăng giá nhiều mặt hàng sữa từ 7%-10%. Tuy nhiên, một số hãng sữa lại vừa có thông báo từ ngày 1-3 sẽ tiếp tục tăng giá thêm từ 8%-10%. Một số hãng sữa còn đánh tiếng đến các điểm kinh doanh bán lẻ mặt hàng này là khoảng giữa năm sẽ có thêm đợt tăng giá mới với mức tăng từ 5% trở lên.


Giá sữa tăng sẽ gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng.
Trong ảnh: Khách  hàng chọn mua sữa Vinamilk trong siêu thị. Ảnh: H.Thúy


Hai lần tăng giá trong hơn một tháng


Tuần qua, đã có thêm 2 hãng sữa gửi thông báo sẽ tăng giá.  giá mới của sữa bột Meizi số 1 lên 362.000 đồng/hộp, số 2 lên 344.300 đồng/hộp (loại 900 g). Sữa bột nhãn hiệu Milax của Đan Mạch loại 900 g cũng tăng lên 356.000 đồng/hộp.


Trước đó, trong tháng 2, nhiều hãng sữa như Vinamilk, Abbott, Friso... đã đồng loạt tăng giá bán từ 7%-10%. Sữa bột Friso các loại có mức giá tăng trên 20.000 đồng/hộp loại 900g/hộp (Friso Gold số 1 lên 357.300 đồng/hộp, Friso Gold số 2 lên 382.600 đồng/hộp). Sữa Abbott số 1 và 2 từ 355.000 đồng- 360.000 đồng/hộp. Các loại sữa bột, sữa tươi, sữa đặc của Vinamilk đều tăng giá. Sữa bột Dielac Alpha (loại 900 g) giá mới từ 147.400 đồng-150.500 đồng/hộp...


Ông Nguyễn Mười, chủ đại lý sữa trên đường Nguyễn Thông, quận 3-TPHCM, than: “Hầu như tháng nào cũng có vài nhãn hiệu sữa tăng giá. Họ thay nhau tăng giá mà không cần xem xét thị trường như thế nào. Bảng giá thay đổi xoành xoạch đến nỗi người bán hàng không còn nhớ chính xác giá loại sữa nào bao nhiêu. Khi khách hỏi mua phải lật sổ xem giá”... Bà Nguyễn Thị Hòa, chủ shop sữa Hòa trên đường Lương Định Của, quận 2, bức xúc: Sữa ngoại tăng giá liên tục đã gây nhiều bất bình trong dư luận. Gần đây lại thêm sữa nội. Có những hãng sữa nội như Vinamilk chỉ hơn một tháng tăng giá đến 2 lần với tổng mức tăng lên đến 14%...


Điệp khúc cũ


Giải thích việc tăng giá, các hãng sữa đều đưa ra điệp khúc cũ. Vinamilk cho rằng tỉ giá gần đây tăng cao; giá nguyên liệu sữa bột, đường cũng đều tăng đã gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ông Trương Văn Toàn, Trưởng Phòng Đối ngoại Công ty Friesland Campina VN, nói tỉ giá cao, giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển đều tăng, nên các hãng sữa phải tăng giá sản phẩm để tránh lỗ lã. 


Tuy nhiên, theo tính toán của các nhà chuyên môn, giải thích của các hãng sữa là chưa hợp lý. Chỉ trong vài tháng qua, nhiều hãng sữa đã tăng giá từ 7%-14%, trong khi tỉ giá chỉ tăng vài ba phần trăm. Việc viện dẫn nguyên nhân giá nguyên liệu sữa tăng mạnh cũng không thuyết phục. Còn nhớ giữa năm 2007, giá nguyên liệu sữa bột trên thị trường thế giới đạt mức đỉnh điểm là 5.100 USD/tấn. Lúc đó các hãng sữa đã liên tục điều chỉnh giá bán tăng tổng cộng không dưới 20%. Đến cuối năm 2008, giá nguyên liệu sữa giảm mạnh, chỉ còn 1.700 USD/tấn do sự cố melamine nhưng giá sữa thành phẩm trên thị trường vẫn cao ngất ngưởng.

Tháng 10-2009, giá nguyên liệu sữa từ 2.400 USD tăng lên 3.100 USD/tấn, ngay lập tức các hãng sữa lại tiếp tục điều chỉnh giá tăng từ 10%-15%. Đến thời điểm này, dù giá nguyên liệu sữa bột đã lên đến 3.400 USD-3.500 USD/tấn nhưng tính ra vẫn thấp hơn lúc cao điểm (giữa năm 2007) 1.600 USD/tấn nhưng các hãng sữa lại bắt đầu đợt tăng giá mới. Đáng lý ra các hãng sữa phải sòng phẳng với người tiêu dùng là khi giá nguyên liệu giảm phải giảm giá sữa thành phẩm. Nhưng thực tế, giá sữa gần như chỉ tăng chứ rất ít khi giảm...


Một DN sản xuất sữa trong nước “bật mí”: Giá sữa bột nguyên liệu hiện nhập về tới cảng chỉ khoảng 60.000 đồng- 70.000 đồng/kg. Nếu tính đầy đủ cả các chất bổ sung, chi phí bao bì, quản lý, bán hàng... thì giá thành cũng chỉ trên 100.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá sữa ngoại trên thị trường hiện từ 340.000 đồng - 380.000 đồng/hộp 900 g; sữa nội cũng từ 147.000 đồng- 150.000 đồng/hộp 900 g... là quá bất hợp lý. DN này cũng tiết lộ đợt này họ không có chủ trương tăng giá theo các hãng khác. Ngược lại DN đang lên kế hoạch để tiến hành giảm giá sữa trong tháng 3, với giá bán dự kiến sẽ thấp hơn các loại sữa nội vài ba phần trăm. Sở dĩ họ giảm giá bán là do hãng sữa muốn tăng cường cung cấp các dòng sữa phổ thông đến rộng rãi người tiêu dùng với giá cả hợp lý. Ngoài ra, họ cũng đã sắp xếp lại kênh bán hàng phù hợp, giảm được chi phí đáng kể.

 

                                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Du lịch ở VN chưa được nhìn nhận là một ngành kinh tế thực thụ
Không có hình ảnh
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phát triển sản xuất kinh doanh nhờ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng NN&PTNT Mai Châu

Chốn thành thị- đầu năm “khan” người giúp việc

(HBĐT) - Cùng với công cuộc CNH- HĐH đất nước, giúp việc gia đình đã trở thành một “nghề” thực thụ. Từ đó đã tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động nữ, chủ yếu là ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trước xu thế phát triển của xã hội hiện nay, “cung” luôn không đáp ứng “cầu”, nhất là trong những ngày đầu năm.

Dự báo giá cả hàng hóa sẽ sớm ổn định trở lại

Nếu như trước tết, giá cả và nguồn cung hàng hóa tương đối ổn định thì ngay sau tết, giá nhiều loại hàng hóa tại tăng khá cao. Tuy nhiên, theo dự báo, thị trường giá cả sẽ sớm ổn định trở lại do nguồn cung dồi dào...

Kéo du khách bằng 'chiêu' hàng giảm giá

Trong quý 3/2010, dự kiến sẽ phát động chiến dịch bán hàng giảm giá để kích cầu du lịch.

Xuất khẩu tháng 2 giảm tới 26%

Kim ngạch xuất khẩu tháng 2/2010 chỉ đạt 3,7 tỷ USD, giảm tới 26% so với tháng 1 (5,013 tỷ USD), Tổng cục Thống kê công bố hôm 25/2.

Không để giá gạo giảm thêm

Nôn nóng xuất khẩu sẽ bị đối tác ép giá. Mua tạm trữ ngay 1 triệu tấn gạo để kìm giữ giá lúa cho nông dânTheo khuyến cáo từ Hiệp hội Lương thực VN, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo không nên hoang mang khi giá gạo thế giới đang xuống thấp vì từ tháng 3-2010, giá sẽ tăng trở lại. Làm thế nào để không bị ép giá xuất khẩu gạo, kìm giữ giá thu mua lúa của nông dân đang là bài toán mà Hiệp hội Lương thực VN đặt ra tại buổi họp báo ở TPHCM sáng 25-2.

Nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu

(HBĐT) - Năm 2009, mặc dù tỉnh đã có những điều chỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH, ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực đầu tư, tuy nhiên, công tác xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh vẫn thấp hơn so với năm 2008.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục