Quyết định số phận hạt lúa cho nông dân sản xuất là "người khác".
Khâu liên quan vấn đề sống còn của hàng triệu nông dân hiện vẫn cứ do những người "không ra ruộng" bàn tính mà quên rằng, những người biết rõ giá thành hạt lúa mình làm vẫn đứng ngoài phòng họp.
Báo chí đã có nhiều loạt bài phản ánh những bất cập trong chuỗi sản xuất, xuất khẩu gạo - mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam và cả thế giới. Sau đó, bộ, ngành và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có nhiều động tác quan tâm tới nông dân. Nhưng khâu liên quan vấn đề sống còn của hàng triệu nông dân hiện vẫn cứ do những người "không ra ruộng" bàn tính mà quên mất rằng, những người biết rõ giá thành hạt lúa mình làm ra là bao nhiêu vẫn đứng ngoài phòng họp...
Chỉ mới “vuốt ve”
Động tác thể hiện sự quan tâm tích cực nhất là việc Bộ Tài chính lập đề án lập quỹ bình ổn thị trường lúa gạo với đề xuất thu 30% lợi nhuận trước của gạo, tức sẽ “lược” đi bớt lợi nhuận của DN xuất khẩu gạo để san đều quyền lợi cho cả nông dân.
VFA cũng có nhiều “động tác” lo cho nông dân. Cụ thể, năm 2009 rồi 2010, khi giá lúa xuống thấp, nguy cơ lúa tồn gạo ế, VFA đã “lệnh” cho các hội viên mua lúa tạm trữ với điều kiện phải đảm bảo lợi nhuận tối thiểu 30% cho nông dân.
Khi công luận bức xúc việc nông dân vẫn không bán lúa được với giá “bảo hiểm” trên do bị thương lái o ép, ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch VFA nói, VFA sẽ yêu cầu thu gom hệ thống thương lái vào CLB dưới sự điều hành của DN để thống nhất thương lái mua đúng giá niêm yết cho người dân. Đổi lại, thương lái sẽ nhận được một khoản chênh lệch đảm bảo lợi nhuận khi bán cho các Cty lương thực sau khi trừ các chi phí vận chuyển, phơi sấy.
VFA còn cam kết, sẽ tài trợ máy vi tính, nối mạng Intener và phối hợp với Hội Nông dân đào tạo nông dân biết vi tính để có thể “lên mạng” cập nhật giá cả lúa gạo để không còn cảnh bị thương lái o ép giá...
Nông dân và Hội Bảo vệ quyền lợi họ vẫn đứng ngoài “phòng họp”. Ảnh: Ngô Sơn |
"Lờ” đi khâu quyết định
Theo Báo Laodong
Ngày 2-3, tại TP Long Xuyên (An Giang), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức Hội nghị tổng kết xuất khẩu gạo năm 2009 và triển khai mua lúa gạo hàng hóa vụ đông xuân 2009-2010.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn và có hiệu lực từ ngày 26-2-2010. Ðiều đó có nghĩa là ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung và dài hạn
Đúng như dự đoán, bước sang thời điểm ngày 1.3, hàng loạt mặt hàng trên thị trường bắt đầu tăng giá. Người tiêu dùng thêm gánh nặng chi tiêu bởi đợt tăng giá này lại diễn ra đối với một số mặt hàng thiết yếu như gas, sữa, sắt thép, điện, chi phí vận chuyển…
Đây không phải là đua tăng lãi suất huy động vốn mà có thể là cuộc so kè giảm lãi suất cho vay để tìm đầu ra. Bởi, nếu giữ lãi vay cao, doanh nghiệp sẽ né khiến ngân hàng ôm vốn. Để giảm được lãi suất cho vay, giải pháp của các ngân hàng là giảm lãi suất tiết kiệm
Năm 2010, Bộ GTVT dự kiến giải ngân khối lượng khổng lồ 40.000 tỉ đồng - vượt khối lượng giải ngân năm 2009 tới hơn 20%. Đây là một chỉ tiêu khá cao và không dễ hoàn thành, trong bối cảnh kinh tế được dự đoán là không thuận lợi hơn năm 2009.
(HBĐT) - Ông Đinh Thế Bình, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ điện năng Sào Báy, huyện Kim Bôi cho biết: HTX dịch vụ điện năng xã Sào Báy được thành lập từ cuối năm 2003. Nhưng do lưới điện cũ nát, quản lý vận hành mất an toàn, hao tải điện năng cao, HTX không có vốn để đầu tư xây dựng cải tạo lưới điện. Trình độ cán bộ quản lý HTX còn yếu trong quản lý vận hành lưới điện.