TPHCM đã chuẩn bị các đề án cụ thể cho chương trình này như đang triển khai đề án chiến lược phát triển chăn nuôi gắn kết các đơn vị đầu tư, doanh nghiệp để cung cấp vốn, kỹ thuật và đầu ra bền vững để có thể bình ổn giá suốt năm các mặt hàng thiết yếu

Bảy năm qua, TPHCM chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp bình ổn giá trong dịp Tết cho nên hiệu quả chỉ có trong một thời gian ngắn, phần lớn thời gian còn lại giá cả hàng hóa thường xuyên biến động trong các ngày lễ. Do đó từ năm 2010 trở đi, TP sẽ tổ chức bình ổn suốt năm đối với các mặt hàng thiết yếu. Ngay bây giờ, các sở - ngành cũng như các đơn vị tham gia bình ổn giá phải triển khai liên tục, không ngắt quãng. Đó là ý kiến chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, tại buổi họp tổng kết chương trình bình ổn thị trường Tết Canh Dần 2010 được tổ chức ngày 10–3.


Sữa cũng là một mặt hàng cần hỗ trợ để bình ổn giá. Ảnh: H.THÚY

Nếu được ưu đãi, sẽ bình ổn trong 15 năm


Báo cáo từ Sở Công Thương TP cho thấy từ mùng 1 đến mùng 4 Tết, hiệu quả của công tác bình ổn giá rất hạn chế. Lý do: Hệ thống các siêu thị, tiểu thương tại các chợ, các cửa hàng trong thời gian này chưa hoạt động hoặc có cũng rất ít. Người bán lợi dụng tình hình đó để đẩy giá lên cao, nhất là nhóm hàng rau củ quả. Bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết để bình ổn giá các mặt hàng rau củ trong dịp Tết, đích thân bà phải đến từng hộ nông dân ở Lâm Đồng để ký kết hợp đồng từ giữa năm. Tuy nhiên, khi chốt giá ổn định với nông dân thì họ không chấp nhận vì cho rằng lao động quanh năm chỉ trông chờ vào giá Tết. Rốt cuộc Saigon Co.op phải chấp nhận thanh toán tiền theo giá thị trường với nông dân. Chẳng hạn, mặt hàng dưa leo có giá mua vào lên đến 17.000 đồng - 21.000 đồng/kg nhưng Saigon Co.op chỉ bán ra với giá 8.000 đồng/kg.


Theo bà Thu, việc bình ổn giá cả suốt năm sẽ giải quyết được tình hình căn cơ hơn, để các doanh nghiệp chủ động đầu tư sản xuất. Cụ thể: Saigon Co.op đang triển khai các dự án đầu tư xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, để đưa các dự án này nhanh chóng vào hoạt động cần có sự hỗ trợ vốn từ TP. Ngoài ra, không chỉ có 8 mặt hàng bình ổn (gạo, đường, dầu ăn, rau củ, thịt gia súc, gia cầm, trứng và thực phẩm chế biến) mà cần đưa thêm một số mặt hàng khác như sữa vào nhóm các mặt hàng bình ổn do thường xuyên biến động giá.

Ông Châu Nhựt Trung, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ, cho biết nếu được TP cho vay vốn ưu đãi dài hạn (từ 9 - 10 năm), doanh nghiệp cam kết sẽ bình ổn giá cho cả 15 năm. Có vốn, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư dài hạn để hạ giá thành sản xuất. Còn theo ông Phạm Văn Minh, Giám đốc Công ty TNHH TM & Chế biến Thực phẩm Phú An Sinh, để giải quyết căn cơ vấn đề cần phải xem xét lại khâu con giống, thức ăn chăn nuôi vì không để tăng giá liên tục như trong nhiều năm qua làm người nuôi lỗ nặng (đều do doanh nghiệp nước ngoài thao túng). TP cần đầu tư sản xuất hai mặt hàng này để giúp nông dân tiết giảm được chi phí sản xuất.

Sáu nhóm giải pháp


Bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng sở dĩ Nhà nước chưa hỗ trợ vốn cho nông dân mà phải thông qua các doanh nghiệp là để họ có trách nhiệm thực hiện chương trình. Ngoài ra, những doanh nghiệp được chọn không chỉ kinh doanh mà còn tổ chức sản xuất, chăn nuôi, chế biến thực phẩm cũng như đứng ra liên kết với nông dân. Từ bây giờ trở đi, TP sẽ thực hiện triển khai chương trình bình ổn giá cả hàng hóa thiết yếu suốt năm, chứ không làm theo cách lâu nay là chỉ bình ổn trong dịp Tết. TP cũng đã chuẩn bị các đề án cụ thể cho chương trình này như đang triển khai đề án chiến lược phát triển chăn nuôi gắn kết các đơn vị đầu tư, doanh nghiệp để cung cấp vốn, kỹ thuật và đầu ra bền vững. Hoặc đề án chiến lược tạo nguồn hàng thiết yếu đã giao cho Sở Công Thương TP chủ trì, sẽ trình TP thông qua trong tháng 3 này. Cũng trong tháng 3, Sở Công Thương TP sẽ báo cáo kế hoạch bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ bữa ăn hằng ngày.


Theo bà Hồng, để giá cả hàng hóa thiết yếu được bình ổn suốt năm, TP đưa ra 6 nhóm giải pháp.

Nhóm 1: Tạo nguồn hàng thiết yếu, tạo chân hàng; khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, chăn nuôi (Sở Kế hoạch - Đầu tư chịu trách nhiệm về cơ chế chính sách).

Nhóm 2: Xây dựng hệ thống bán buôn, bán lẻ. Tăng cường nhiều điểm bán lẻ, phong phú nguồn hàng. Sở Công Thương chủ trì kết hợp với các quận, huyện, khu công nghiệp để bố trí xây dựng siêu thị, cửa hàng. Sở Tài chính rà soát lại các mặt bằng thu hồi sử dụng không hiệu quả, cho thuê để xây dựng thành điểm bán lẻ. Các quận, huyện rà soát, xác định địa điểm xây dựng siêu thị, cửa hàng trên địa bàn. Sở Công Thương xây dựng kế hoạch đưa hàng hóa đến các vùng sâu, vùng xa phục vụ cho người lao động, người nghèo.

Nhóm 3: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quy định giá, nhất là tại các chợ. Vấn đề này được giao cho Sở Công Thương, Sở Tài chính và Quản lý thị trường.

Nhóm 4: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM giải quyết vốn cho đơn vị sản xuất (Sở Công Thương, Sở Tài chính tiếp cận các đơn vị để tháo gỡ vướng mắc).

Nhóm 5: Thông tin tuyên truyền. Thông tin phải là “sữa tươi” - tức phải có chất lượng, kịp thời, chuẩn xác cũng như xử lý thông tin kịp thời. Nhóm 6: Vai trò của các hiệp hội phải được nâng cao, cùng các doanh nghiệp thực hiện tốt chương trình bình ổn. 

Có thể được hưởng ưu đãi 50% lãi vay

Sở Công Thương TPHCM đề nghị UBND TPHCM xem xét cho các dự án đầu tư xây dựng chuồng trại phục vụ chăn nuôi, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; dự án đầu tư nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm, nhà máy chế biến thực phẩm được ngân sách cấp bù 50% lãi vay của dự án, trong thời hạn 7 năm. Đối với mặt hàng rau củ quả, được phép tăng lượng hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu cũng như bình ổn giá. Ngoài ra, phải tổ chức nhiều điểm bán hàng không nghỉ Tết.

 

                                                                                Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trạm bơm thôn Tre Thị hoạt động 24/24 h, từ ngày 22/2 đến nay vẫn không đủ nước tưới cho lúa
Ao cá trang trại gia đình ông Nguyễn Viết Ngân cho thu nhập mỗi năm từ 20 - 30 triệu đồng.

Hạn chế nhập siêu, khó vẫn phải làm

Con số nhập siêu của tháng 2 vừa được Tổng cục Thống kê công bố chỉ ở mức 700 triệu USD và đây là tháng thứ ba liên tiếp nhập siêu giảm. Tuy còn quá sớm và chưa đủ căn cứ để có thể cho rằng nhập siêu đã xuất hiện xu hướng giảm, Nhưng khởi đầu này đem đến hy vọng nhập siêu sẽ được kiểm soát ở mức 20% như mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.

700 gian hàng tham gia Festival trái cây Việt Nam

Sáng 9-3, UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức họp thông báo kế hoạch tổ chức Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất ở Tiền Giang từ ngày 19 đến 24-4. Ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang kiêm Phó trưởng ban chỉ đạo thường trực Festival, cho biết: Sau thời gian chuẩn bị khẩn trương, đến nay mọi việc đã sẵn sàng vì đây sẽ là Festival trái cây hoành tráng nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu với các nước về thế mạnh của Việt Nam, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu trong thời gian tới.

Chứng khoán đang hình thành “sóng”

Dự báo thị trường sắp bước vào vùng điều chỉnh, với ngưỡng kháng cự của VN-Index tại mốc 540 điểm. Nhà đầu tư tránh mua những cổ phiếu có các chỉ số cơ bản kém hấp dẫn, đã lên quá cao trên nền giá

Sau một đêm, vàng 'trôi' gần 100.000 đồng

Giá vàng trong nước sáng 9/3 quay đầu giảm mạnh, sau khi giá thế giới đêm qua bất ngờ đổ dốc và tiếp tục suy yếu vào đầu phiên sáng nay trên thị trường châu Á.

Đà Bắc: Cứng hoá 28 km đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - Năm vừa qua, hệ thống đường giao thông của Đà Bắc luôn đảm bảo thông suốt, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá và thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.

Gần 2.000 ha lúa bị hạn

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã gieo cấy được gần 16 nghìn ha lúa. Làm cỏ đợt 1 được trên 3,000 ha. Hơn 400 ha do không có nước đã phải chuyển sang trồng màu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục