Trạm bơm thôn Tre Thị hoạt động 24/24 h, từ ngày 22/2 đến nay vẫn không đủ nước tưới cho lúa

Trạm bơm thôn Tre Thị hoạt động 24/24 h, từ ngày 22/2 đến nay vẫn không đủ nước tưới cho lúa

(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm nay, huyện Kim Bôi cấy 2.500 ha lúa. Đã có 205 ha chuyển sang trồng màu. Do hạn hán, huyện đã hỗ trợ cho các xã 28 máy bơm (26 máy bơm dầu và 2 máy bơm điện) và 277 triệu tiền điện, dầu để tưới làm đất cấy. Tuy nhiên đến nay, toàn huyện còn trên 600 ha lúa và hơn 100 ha cây màu cần phải tưới dưỡng để cây phát triển.

 

Đưa chúng tôi đi thăm cánh đồng khô hạn trắng đang nứt nẻ ông Bùi Tiến Hồi- Phó chủ tịch UBND xã Trung Bì huyện Kim Bôi than thở: Năm nay hạn quá. Theo khung thời vụ thì đến ngày hôm nay (6/3) đã quá một tuần để cấy lúa chiêm xuân, nhưng cả xã còn gần 20 ha chưa có nước để làm đất cấy. Dịp trước Tết, chúng tôi vận động bà con chuyển những diện tích này sang trồng màu. Nhưng do hạn nên trồng ngô cũng mọc được. Trước thực trạng đó, các hộ bảo nhau chờ nước bơm để làm đất cấy lúa. Để hỗ trợ bà con sản xuất vụ chiêm xuân, vừa qua huyện Kim Bôi đã hỗ trợ xã Trung Bì 47 triệu đồng bao gồm tiền điện và dầu để chạy máy bơm tưới tiêu cho 75ha của 3 xóm: Tre Thị, xóm Bờ và xóm Rườm. Đồng thời, huyện đầu tư bổ xung cho xã 2 máy bơm nước chạy dầu và một máy bơm chạy điện. Như vậy, hiện nay cả xã Trung Bì có 7 máy bơm nước dùng để tưới tiêu. Từ ngày 22/2 đến nay 6 máy bơm chạy liên tục 24/24 h để tưới nước vào ruộng (hiện 1 máy bơm đang lắp đặt chuẩn bị đưa vào sử dụng). 

 

Ông Hồi đưa tôi xem hóa đơn tiền điện tại trạm bơm thôn Tre Thị từ ngày 22/2 đến 25/2. Số tiền phải nộp là 521 nghìn đồng. Đây mới chỉ là hóa đơn của một máy bơm điện. Trong 4 ngày bơm mới chỉ được đủ nước làm đất để cấy cho hơn 1.000 m2 ruộng lúa. Để cấy được thì 1.000 m2 này “cõng” thêm hơn 500 nghìn đồng tiền nước. Đó mới chỉ là khi cấy còn khi nuôi cây nếu trời không mưa thì diện tích lúa này phải “cõng ” thêm tiền nước nữa. Nếu trời tiếp tục hạn số tiền hỗ trợ bơm nước tưới của huyện không đủ thì xã vận động bà con nộp tiền để tưới.

 

Nhà chị Bùi Thị Bào ở thôn Tre Thị có diện tích cấy lúa hơn 200 m2.  Đến ngày 4/3, chị nhìn thấy nước bắt đầu chảy vào chân ruộng. Nhưng sau hai ngày thì nước mới ngập gần hết ruộng. Lúc này chị mới bừa đất để cấy. Do hạn hán lâu ngày nên nước vào đến đâu ngấm hết đến đấy. Tuy muộn thời vụ, nhưng chị vẫn làm đất cấy lúa vì mảnh ruộng này lâu nay vẫn cấy. Năm ngoái xã Trung Bì cũng bị hạn 38 ha nhưng nhanh chóng khắc phục cấy trước lịch thời vụ ngày 28/2. Như năm nay trước tình trạng này thì vào khoảng 15/3 cả xã mới cấy xong. Nhiều năm nay xã chưa bị tình trạng hạn hán như này. Không biết những diện tích cấy muộn, mạ già có cho thu hoạch hay không?

 

Ông Bùi Văn Bộ, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Theo kế hoạch vụ chiêm năm nay huyện Kim Bôi cấy 2.500 ha lúa. Do không có nước nên có 205 ha chuyển sang trồng màu. Còn lại toàn huyện còn khoảng hơn 600 ha lúa và hơn 100 ha cây màu đang thiếu nước. Vừa qua, huyện đã hỗ trợ cho bà con 800 nghìn đồng/ha tiền tưới nước chạy máy bơm, 400 nghìn đồng/ha tưới máy bơm điện và hỗ trợ tưới dưỡng cho diện tích không cấy lúa đã trồng màu là 200 nghìn đồng/ha. Nếu như trời tiếp tục hạn thì chi phí trồng cây lúa sẽ tăng lên đáng kể. Do vậy, cần phải điều tiết nguồn nước hợp lý để phục vụ sản xuất.

 

 

                                                                                          Việt Lâm

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục