Công ty Mía đường Hòa Bình đang thiếu nguyên liệu sản xuất
(HBĐT) - Nhà máy mía đường Hòa Bình được xây dựng từ 1995 với công suất ban đầu 700 tấn/ngày, nay được nâng lên 1.000 tấn/ngày. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty đứng trước nhiều khó khăn, đặc biệt là phát triển vùng nguyên liệu. Để duy trì và phát triển sản xuất, bảo đảm việc làm cho hàng nghìn hộ dân trồng mía, Công ty đang triển khai những biện pháp phát triển vùng nguyên liệu.
Còn nhớ có thời vùng nguyên liệu mía đường của tỉnh đã phát triển đạt tới 2.500-3.000 ha. Thế nhưng những năm gần đây vùng nguyên liệu mía đường liên tục giảm và chỉ còn khoảng 1.000 ha. Những vùng trọng điểm nguyên liệu mía đường tại Hào Lý ( Đà Bắc),Thung Rếch (Kim Bôi) giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân được lý giải là trồng mía nguyên liệu không còn hấp dẫn và hiệu quả khi so sánh với các loại cây trồng khác. Đặc biệt vào năm 2008, khi giá ngô, sắn trên thị trường tăng cao (4.000 đồng/kg ngô), đây cũng là thời điểm Công ty CP Mía đường Hòa Bình có khó khăn về tài chính, thiếu vốn để đầu tư cho vùng nguyên liệu, công tác tổ chức thu gom có chưa đồng bộ và hiệu quả dẫn đến nông dân chưa bớt dần mặn mà với cây mía. Riêng năm 2009, giá cả đầu vào cho cây mía đều tăng cao, cụ thể: đạm 7.000 đồng/kg, kali 17.000 đồng/kg, giá xăng chiếm tới 17% giá đường thành phẩm cũng tăng làm cước vận chuyển cũng tăng, vì vậy, người nông dân không có điều kiện đầu tư thâm canh, nên năng suất mía giảm khoảng 20% ( năng suất bình quân 60 tấn/ha). Niên vụ 2009-2010, công ty CP Mía đường Hòa Bình tiếp tục đứng trước khó khăn về nguyên liệu sản xuất. Công ty dự kiến thu mua 70.000 tấn mía, nhưng thực tế sản lượng chỉ đạt 55.000 tấn, đáp ứng 1/2 công suất nhà máy, sản xuất được 5.055 tấn đường kinh trắng.
Triển khai chính sách phát triển vùng nguyên liệu
Vụ sản xuất 2009- 2010, Công ty CP Mía đường “ gặp may” bởi vùng nguyên liệu sụt giảm, chỉ đáp ứng từ 50% công suất, thế nhưng do giá đường tăng cao có thời điểm lên tới 17 triệu đồng/tấn. Công ty làm ăn có lãi và trả một phần nợ cho ngân hàng và có thể đầu tư cải tạo dây truyền công nghệ và triển khai một số chính sách phát triển vùng nguyên liệu. Công ty đang đặt mục tiêu khôi phục lại vùng nguyên liệu đạt 1.400 ha, phấn đấu đạt sản lượng mía nguyên liệu 100.000 tấn (trong đó sản lượng trong vùng nguyên liệu khoảng 84.000 tấn, sản lượng mía ngoài vùng khoảng 14-15.000 tấn), sản xuất 10.000 tấn đường kinh trắng. Giám đốc Công ty CP Mía đường Nguyễn Khắc Truyện cho biết: Để phát triển vùng nguyên liệu, vụ sản xuất 2010-2011, Công ty đang triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông dân vay vốn và thâm canh mía giống nguyên liệu. Cụ thể, cho vay trồng và chăm sóc mía với số tiền 20-25 triệu đồng/ha, không tính lãi các khoản làm đất, tiền giống mía, phân bón các loại, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, tiền đốn chặt mía. Hỗ trợ 2 triệu đồng/ha với những diện tích mía vùng gần nhà máy và ở những khu vực như huyện Đà Bắc, Thung Rếch ( Kim Bôi), Thung Nai ( Cao Phong), Nông trường Thanh Hà ( Lạc Thủy) và những diện tích mía vụ thu để làm giống cho vụ sau. Thời điểm bón thúc vào tháng 6/2010, Công ty sẽ đầu tư mỗi ha mía 1 tấn phân tương đương với 2,6 triệu đồng, ngoài ra sẽ tạo điều kiện cho những hộ có diện tích mía trên 10 ha nếu có nhu cầu mua máy chăm sóc mía sẽ cho vay 30 triệu để mua máy không tính lãi và được khấu trừ vào tiền mía khi thu hoạch. Giá mía vụ 2010-2011 thu mua tại ruộng được công bố là 650.000 đồng/tấn, giá mía giống là 740.000 đồng/tấn, nếu giá mía giống cao hơn sẽ được hỗ trợ.
Rút kinh nghiệm từ những vụ sản xuất vừa qua, Công ty sẽ tổ chức từng đội đốn, chặt, bốc xếp mía để vận chuyển bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, giảm thiểu thất thoát trữ lượng đường. Giám đốc Công ty Nguyễn Khắc Truyện khẳng định: Nếu nông dân chịu khó đầu tư thâm canh mía như ở khu vực Nông trường Thanh Hà đạt 100-120 tấn/ha thì chắc chắn sẽ có thu nhập cao hơn nhiều loại cây trồng khác.
Lê Chung
So với những năm mới thành lập chỉ đơn thuần giết mổ và kinh doanh thực phẩm tươi sống, đến nay Công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN) đã bước đầu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống sản xuất - kinh doanh - phân phối trong cả nước với hơn 200 sản phẩm chế biến và thực phẩm tuơi sống, góp phần cùng các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tích cực tham gia bình ổn thị trường thành phố trước, trong và sau Tết cổ truyền dân tộc hằng năm. Ðáng chú ý là doanh thu, sản lượng, nộp ngân sách, lợi nhuận năm sau đều tăng hơn năm trước từ 15% trở lên.
(HBĐT) - Mới đây Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và triển khai đến Sở LĐ-TBXH các tỉnh, thành phố nguồn thông tin mới: Sẽ đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Với sự hỗ trợ của Chính phủ, người nghèo sẽ có thêm cơ hội để được đi xuất khẩu lao động...
(HBĐT) - Ông Nguyễn Sỹ Do, hội viên nông dân chi hội Yên Hoà I, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình được nhiều người biết đến là một điển hình trong phát triển kinh tế trang trại.
Lãi suất thực tế cao hơn mức lãi suất được thể hiện trên sổ tiết kiệm. Ngân hàng sẽ phải lách luật để hợp thức hóa phần chênh lệch
Tại buổi họp báo ngày 22-3 ở TPHCM, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Phạm Văn Bảy cho biết, thị trường gạo thế giới thời gian qua đã có những tín hiệu lạc quan.
Thực hiện kế hoạch mua gạo dự trữ giúp nông dân đồng bằng sông Cửu Long yên tâm sản xuất, các DN đã mua vào 789 nghìn tấn gạo trong kế hoạch mua vào một triệu tấn gạo dự trữ, đạt 75% kế hoạch đề ra. Ðồng thời sẽ tiếp tục triển khai mua tiếp đợt hai với số lượng 500 nghìn tấn gạo để ổn định giá lúa.