Sản phẩm NNHC do người nông dân Lương Sơn sản xuất đã được đánh giá cao và bước đầu xâm nhập vào thị trường Hà Nội.

Sản phẩm NNHC do người nông dân Lương Sơn sản xuất đã được đánh giá cao và bước đầu xâm nhập vào thị trường Hà Nội.

(HBĐT) - Ông Hoàng Văn A, nhóm trưởng nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) xóm Mỏ, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) cho biết: Qua một quá trình tham gia thực hiện mô hình sản xuất NNHC, chúng tôi đã có sự so sánh với cách sản xuất nông nghiệp thuần tuý trước đây thì thấy hiệu quả kinh tế của mô hình có sự bứt phá hơn so với cách làm thông thường.

 

Đúng là đầu tư vào đây một đồng vốn sẽ thu về bốn đồng lời. Nếu như với cách làm thông thường thì chúng tôi phải mất khoảng 30% số tiền đầu tư vào mua sắm vật tư nông nghiệp và thuốc BVTV. Còn đối với sản xuất NNHC thì chúng tôi chỉ mất nhiều công chăm sóc hơn và chỉ sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, có thể tự mình làm ra được bằng các loại nguyên vật liệu có sẵn ở xung quanh nhà. Tuy vậy, so về giá trị sản phẩm thì sản phẩm NNHC lại cao hơn 30% so với sản phẩm sản xuất theo hướng nông nghiệp thuần tuý. Thế nên tính ra so sánh thu nhập từ 2 hướng sản xuất này thì ưu thế nghiêng hẳn về phía sản xuất NNHC.

 

Cùng chung quan điểm và đánh giá đó, chị Hoàng Thị Oanh, nhóm trưởng nhóm sản xuất NNHC Đồng Tâm, xóm Đầm Đa II, xã Hợp Hoà cho biết: Chúng tôi tham gia triển khai thực hiện mô hình sản xuất NNHC bắt đầu từ tháng 3/2009, nhưng thực tế bắt đầu đi vào trồng từ tháng 9/2009. Sau một thời gian triển khai thực hiện, chúng tôi nhận thấy đây là một mô hình đem lại hiệu quả rất cao, nó cũng mang tính chất bền vững và ổn định. Sản phẩm rau, đậu các loại làm ra đảm bảo đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng rau sạch. Do vậy đã tạo được chỗ đứng và có uy tín trên thị trường. Sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. Một phần được đưa ra tiêu thụ tại cửa hàng sản phẩm NNHC ở chợ Lương Sơn và sản phẩm cũng được  tiêu thụ ngay tại chỗ trên địa bàn khu dân cư thôn xóm. Trước đây, sản phẩm của mình cũng đã được đưa vào các siêu thị tại Hà Nội.

 

Chị Hoàng Thị Tư, một thành viên của nhóm Đồng Tâm cho biết: Nhóm có 10 thành viên, được Hội Nông dân huyện Lương Sơn, Đảng uỷ, UBND xã tạo điều kiện giúp đỡ về tập huấn, nhất là tạo điều kiện cho mượn 3.600m2 đất canh tác. Trên diện tích đó, chúng tôi đã trồng thử nghiệm 23 loại rau, đậu các loại. Qua thực tế sản xuất, chúng tôi nhận thấy đây là một mô hình rất phù hợp và đem lại hiệu quả cao. Tính ra sau 3 tháng canh tác, trên diện tích được chia vào khoảng 360m2 mình đã thu được khoảng 4 triệu đồng. Bước đầu còn bỡ ngỡ, khó khăn nhưng khi đã đi vào canh tác ổn định mình trồng xoay vòng liên tục với các loại rau đậu. Ban đầu là rau cải, rồi trồng đậu côve, tiếp đến là trồng cà chua...

 

Ông Đỗ Viết Liêm, Chủ tịch HND huyện Lương Sơn cho biết: Mô hình NNHC được triển khai thực hiện ở 6 xã, thị trấn của huyện Lương Sơn với sự tham gia của 12 nhóm. Mô hình này được triển khai với sự trợ giúp của tổ chức ADDA (Đan Mạch) phối hợp với trường Nông nghiệp Bắc bộ Xuân Mai cùng HND huyện Lương Sơn phối hợp triển khai mô hình. Trong quá trình triển khai, các nhóm tham gia sẽ được tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm. Đặc biệt, trong quá trình làm đều có giảng viên trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát.

 

Hiện nay, mô hình sản xuất NNHC triển khai trên địa bàn huyện đã bắt đầu ổn định. Sản phẩm tương đối đa dạng đã thâm nhập và có mặt tại thị trường Hà Nội. Sản phẩm sản xuất theo hướng NNHC được người tiêu dùng ưa chuộng và bán được với giá cao hơn so với sản phẩm thông thường từ 20 - 30%. Giá trị sản xuất NNHC tính trên một đơn vị diện tích đã đạt từ 140 - 180 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Viết Liêm, cho đến bây giờ sau khi đi được một chặng đường khá dài nhưng vẫn còn đó khó khăn nhất định. Thực tế hiện nay, ngoài các nhóm sản xuất NNHC hiện có thì để mô hình này nhân rộng ra cũng rất khó khăn bởi nhận thức và tư duy về một nền sản xuất nông nghiệp sạch vẫn chưa được hình thành đối với đại bộ phận người nông dân. Và đối với sản phẩm sạch khi bán ra thị trường cũng chưa được đại bộ phận người tiêu dùng chấp nhận với mức giá cao hơn sản phẩm cùng loại. Tuy vậy, huyện vẫn xác định đây là một hướng đi cần được nhân rộng bởi so sánh giữa sản xuất nông nghiệp thường và sản xuất NNHC thì sản xuất NNHC còn có tính ưu việt khác  là làm tăng độ phì của đất do không dùng hoá chất độc hại; bảo vệ môi trường; sản phẩm làm ra rất an toàn cho sức khoẻ người sử dụng.

                                                                                   Mạnh Hùng 

 

Các tin khác

Năm 2009, tổng công ty cổ phần may
Nhà Bè đạt kim ngạch xuất khẩu 240 triệu USD.
Nông dân trong tỉnh tích cực phun thuốc phòng, trừ các loại sâu, bệnh hại lúa bảo đảm an toàn cho vụ sản xuất chiêm xuân thắng lợi .
Hội chợ công nghiệp - thương mại là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu.

Lạc Sơn: Tiếp tục phát triển kinh tế hợp tác, HTX theo chiều sâu

(HBĐT) - Trước khi có Luật HTX, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 206 HTX ứng với 505 đội sản xuất, gồm 2 HTX xây dựng, 1 HTX gạch ngói, 202 HTX nông, lâm nghiệp và 1 HTX sản xuất VLXD. Tổng số cán bộ ban quản lý HTX toàn huyện là 1.010 người.

Phát triển thị trường trong nước để kích thích tiêu dùng nội địa

Năm 2009 cùng với các quyết sách của Trung ương Ðảng, Chính phủ đã có nhiều giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cho nên đã vượt qua những tác động của khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 5%. Một trong các giải pháp quan trọng là phát triển thị trường trong nước để kích thích tiêu dùng nội địa.

Gas trong nước móc túi người tiêu dùng

Mặc dù các hãng đều khẳng định phải chạy đua giảm giá gas bán ra, nhưng 10 tháng trở lại đây, giá gas trong nước liên tục xu hướng tăng.

“Sốt” đất trồng rừng: Để giàu từ rừng

Giao rừng cho dân, doanh nghiệp (DN) trong nước trồng và khai thác dưới sự kiểm soát của Nhà nước là quan điểm được nhiều người ủng hộ.

Kho bạc Nhà nuớc Hòa Bình tham mưu hiệu quả công tác điều hành, quản lý ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Ngày 01/1/1990, hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập và đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước. Trong suốt 20 năm qua, cùng với sự phát triển của toàn hệ thống, KBNN Hòa Bình đã khắc phục khó khăn, thử thách và có bước phát triển vượt bậc, toàn diện và bền vững, khẳng định vai trò, vị trí đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, tham mưu hiệu quả công tác quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước trên địa bàn, góp phần không nhỏ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh.

Khởi động Dự án Xi măng Cao Dương

(HBĐT) - Công ty Cổ phần Xi măng ViNaConex Lương Sơn đang quản lý và vận hành Nhà máy xi măng 8,8 vạn tấn được xây dựng từ năm 1995. Đến nay, Nhà máy đã lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư lân cận. Nguồn đá vôi cũng không đủ đáp ứng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng sản xuất xi măng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục