Nhiều nhà máy phải cử nhân viên đi các nơi lùng sục tìm mua nguyên liệuTình trạng thiếu nguồn tôm nguyên liệu đang diễn ra khá phổ biến tại các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau. Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến cá tra ở Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp cũng đang đối mặt với bài toán thiếu nguyên liệu.


Nhiều nhà máy chế biến tôm ở Bạc Liêu đang thiếu nguyên liệu trầm trọng. Ảnh: KHÁNH CHÂU


Phải chuyển hướng sản xuất


Mặc dù hiện tại toàn tỉnh Bạc Liêu có trên 110.000 ha nuôi tôm nhưng chủ yếu là mô hình tôm nuôi quảng canh, thu hoạch theo kiểu thu tỉa thả bù nên nguồn cung tôm sú không đáng kể. Nguồn nguyên liệu ít ỏi này hiện tại đang đứng trước nguy cơ mất trắng cả mùa vụ do tình hình nắng nóng, khô hạn kéo dài cộng với việc thiếu nước mặn nên số diện tích nuôi bị thiệt hại cứ tăng dần theo mỗi ngày. Hiện đã có trên 11.000 ha tôm nuôi bị chết trắng do thiếu nước, nắng nóng. Trong khi đó, người nuôi tôm theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp lại chưa dám mạnh dạn thả giống do thời tiết không thuận lợi.


Trước tình hình thiếu trầm trọng nguồn tôm nguyên liệu, nhiều nhà máy chế biến thủy sản buộc phải chuyển hướng sang một số loài thủy sản khác để tạm duy trì sản xuất. Ông Quách Văn Đua, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Giải pháp thay thế của công ty chúng tôi là chuyển hướng sang sản xuất tôm thẻ chân trắng và tôm chì... Đối với các hợp đồng cung cấp tôm sú còn hiệu lực, công ty buộc lòng phải đàm phán với khách hàng để có thể kéo dài thêm thời gian, chờ gom đủ hàng”. Đây cũng là tình trạng chung của các nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản nằm trên địa bàn tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng. Cũng do nguồn cung thiếu nên vài tháng gần đây, giá tôm nguyên liệu liên tục được đẩy lên cao.


Cá tra cũng gặp... hạn


Một số vùng nuôi cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL những ngày qua đang đối mặt với tình trạng khó khăn do nắng nóng gây ra. Nắng nóng gay gắt khiến nước trong ao nuôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ nước biến động theo chiều hướng bất lợi. Nước ao bị bẩn nhanh do phần thừa của thức ăn bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá tra. Trước thực trạng đó, chủ nuôi phải đối phó bằng cách thường xuyên bơm, xả bảo đảm đủ nước sạch, mát để cá tra không bị bệnh. Tuy nhiên, điều này cũng khó thực hiện lâu dài vì hầu hết các vùng nuôi lấy nguồn nước từ các kênh rạch.

Trong khi đó, vào những ngày này nhiều con kênh cũng kiệt nước do hạn hán. Tại vùng nuôi Thới Thuận, nay thuộc xã Thuận An, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, công nhân thay phiên nhau thường xuyên rảo quanh bờ ao để kiểm tra. Dưới cái nóng rát bỏng da người, anh Quý, công nhân làm việc cho một chủ nuôi ở đây, cho biết cá thường bị lờ đờ nổi trên mặt nước gặp khi trời nắng gắt. Nhiều khi công nhân phải thức trắng đêm làm việc và gần như ngày nào cũng phải bơm, xả nước ao nuôi, vậy mà cá vẫn bị bệnh. Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh An Giang, xác nhận: Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra ở một số vùng nuôi cá tra nguyên liệu như huyện Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân..., tỉnh An Giang.


Hiện nay, nhiều nhà máy chế biến cá tra đang đứng trước nguy cơ đóng cửa vì không tìm ra nguồn nguyên liệu đáp ứng sản xuất mặc dù đã tung lực lượng thu mua tỏa ra nhiều nơi. Giám đốc một công ty xuất khẩu cá tra ở khu tiểu thủ công nghiệp Mỹ Quý, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang than thở: “Khách đặt hàng liên tục nhưng chúng tôi chưa dám ký hợp đồng vì nhà máy đang “đói” nguyên liệu. Ký thì mạo hiểm quá vì nếu không có hàng để giao sẽ phải bồi thường, còn không ký sẽ bị mất khách, ảnh hưởng uy tín công ty”. Vị giám đốc này cũng thừa nhận nhiều hôm nhà máy chỉ bố trí cho công nhân sản xuất cầm chừng vào buổi sáng, nếu không mua được cá chắc sẽ phải tạm đóng cửa trong vài tháng tới.

 

                                                                                     Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Phát triển làng nghề gốm tại xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tập trung phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa

(HBĐT) - Ngày 9/4, Ban chỉ đạo phòng chống bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã tổ chức họp để thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên và kế hoạch hoạt động nhằm hạn chế thấp nhất mức độ gây hại của bệnh lùn sọc đen trên lúa.

Yêu cầu cung cấp thông tin về cho vay thỏa thuận

Ngày 9/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 2651/NHNN-CSTT yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp thông tin về mức lãi suất cho vay thỏa thuận bằng Việt Nam đồng.

 Khởi sắc Hào Lý

(HBĐT) - Hào Lý là xã thuần nông của huyện vùng cao Đà Bắc, việc phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Trước đây, đời sống của người dân gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, đến với Hào Lý hôm nay, chúng ta có thể cảm nhận rõ một miền quê nghèo đang dần chuyển mình đổi mới.

Đường về xóm Mừng

(HBĐT) - Năm 2007, anh Bùi Văn Xuân ở xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong) mua một chiếc xe máy. Nhưng anh không thể dắt được về nhà vì con đường từ trung tâm xã lên đến nhà anh hơn 8km chỉ có thể đi bộ. Anh phải gửi xe một nhà người quen ở dưới xã. Xóm Mừng có 42 hộ dân nằm chênh vênh trên núi. Con đường duy nhất để xóm nối với thế giới bên ngoài là một đường mòn như sợi chỉ vắt từ trên núi xuống xã. Mỗi lần xuống huyện đi chợ, anh phải đi bộ hơn 8 km.

Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao - Hướng đi bền vững

Thị trường thế giới ngày càng chuẩn mực hơn, trong đó có những quy định khắt khe về chất lượng nông sản. Muốn xuất khẩu, không cách gì khác hơn là chúng ta phải đáp ứng các yêu cầu đó. Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đòi hỏi phải thay đổi tập quán, giống, phương pháp canh tác, khoa học kỹ thuật. Sự trở bộ của các ngành này trong nước hiện nay ra sao, có đáp ứng được nhu cầu thực tế đang đòi hỏi?

Hai kịch bản kinh tế VN

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - Trường ĐH Quốc gia Hà Nội ngày 8-4 đã công bố báo cáo thường niên kinh tế VN 2010 với chủ đề “Ổn định vĩ mô để tăng trưởng bền vững”

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục