Tư thương mua bí xanh ngay tại vườn nhà anh Bùi Văn San.
(HBĐT) - Năm 2009, 4 ha bí xanh đã mang về cho gia đình anh Bùi Văn San ở Khu 2, thị trấn Mường Khến, huyện Tân lạc số lãi trên 200 triệu đồng. Năm nay, ruộng bí xanh 8 ha rộng ngút tầm mắt tiếp tục hứa hẹn khoản thu nhập không nhỏ dành cho chủ nhân.
Tân Lạc là huyện khá tích cực trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vài năm trở lại đây, cây bí xanh đã trở nên quen thuộc với nhiều hộ nông dân, nhưng đại đa số mới chỉ trồng với quy mô nhỏ lẻ nên năng suất và hiệu quả kinh tế thường không cao, ít hộ đầu tư mở rộng diện tích. Bản thân gia đình anh San ban đầu cũng rụt rè khi quyết định đầu tư vào loại cây này. Nhà anh vốn chỉ có 2.000 m2 đất ruộng một vụ. Trên phần diện tích khan nước đó, nhiều năm nay, hai vợ chồng chỉ sản xuất cầm chừng theo hướng tự cung tự cấp, dần dần phá thế độc canh cây lúa bằng cách gối thêm một vụ màu. Hết trồng ngô lại đổi sang dưa hấu, khi đất thoái hoá không thể trồng dưa hấu thì lại chuyển sang bí đỏ. Trồng một, hai vụ bí đỏ, thấy thu nhập không đáng kể thì xoay sang trồng thử mấy giàn bí xanh… Mãi đến vụ xuân năm 2004, anh San quyết định vay vốn ngân hàng, nhận thầu thêm 1 ha đất của Hợp tác xã trồng trọt thị trấn Mường Khến để chuyên canh cây bí xanh. Cuối vụ, gia đình anh San thu lãi gần 20 triệu đồng.
Quyết định đầu tư mạnh tay hơn để mở ra triển vọng làm giàu từ cây bí xanh, sau khi liên hệ tìm kiếm được đầu ra ổn định, anh Bùi Văn San quyết định thầu thêm đất, mở rộng diện tích trồng bí theo hướng sản xuất hàng hoá. Giống bí xanh anh trồng có thời vụ ngắn, đặc tính chịu hạn tốt, khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ đậu quả cao nên chỉ trong vòng 3 – 4 tháng trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật đã cho năng suất ổn định trên 20 tấn/ha, có vụ cho thu 4 lứa với năng xuất lên tới 25 – 26 tấn/ha, mang lại thu nhập bình quân 100 – 170 triệu đồng/ha. Vài năm gần đây, vụ ít nhất gia đình anh cũng trồng 2 ha, cho thu nhập không dưới 250 triệu đồng/vụ. Một số tư thương từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương… đã quen thuộc với ruộng bí nhà anh.
Chia sẻ kinh nghiệm thành công với cây bí xanh, anh Bùi Văn San lạc quan cho biết: Đây là loại cây dễ trồng, tốn ít công chăm bón, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương và đặc biệt, thị trường tiêu thụ cũng khá ổn định. Do đó, nếu được đầu tư thoả đáng, tôi tin rằng cây bí xanh sẽ mở ra triển vọng làm giàu cho nhiều hộ nông dân, góp phần quan trọng vào sự thành công của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ của huyện Tân Lạc.
Thu Trang
(HBĐT) - Được tổ chức Hội Nông dân đứng ra “đỡ đầu” hỗ trợ về vốn, giống, vật tư, KHKT... hàng ngàn nông dân huyện Cao Phong đã dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh doanh, đi đầu trong phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nghề, xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
(HBĐT) - Người dân xóm Rị, xã Phú Thành, huyện Lạc Thuỷ ai cũng biết đến ông Nguyễn Văn Hồng là một trong những hộ nông dân phát triển kinh tế giỏi nhờ mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi.
(HBĐT) - Trong quý I-2010, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện Lương Sơn đạt 16.290,5 triệu đồng, bằng 98,1% dự toán quí I và bằng 88,4% so cùng kỳ năm 2009.
Quý I vừa qua, dệt may tiếp tục là ngành xuất khẩu dẫn đầu cả nước với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã ký được hợp đồng xuất khẩu đến hết năm 2010.
Thanh tra Bộ Tài chính vừa hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm tra một số doanh nghiệp thép. Theo báo cáo này, từ năm 2009 đến quý I-2010, có doanh nghiệp thép đã “lập kỷ lục” với trên 160 lần điều chỉnh giá nhưng kết quả kinh doanh vẫn lỗ…
Từ ngày 1-6, cá nhân, hộ sản xuất ở nông thôn có thể được xem xét cho vay tín chấp tối đa đến 50 triệu đồngChính phủ vừa ban hành Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp-nông thôn (NN-NT). Theo đó, từ ngày 1-6, cá nhân, hộ sản xuất ở nông thôn có thể được xem xét cho vay tín chấp tối đa đến 50 triệu đồng.