Nhiều tỉnh đang phải cắt điện luân phiên vì cả nước đang thiếu điện. Thế nhưng, EVN lại giảm sản lượng các nguồn nhiệt điện chạy dầu

 

Sẽ thêm 5 triệu kWh/ngày nhưng vẫn thiếu điện

Theo ông Nguyễn Vũ Quang, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Việt Nam, từ 19/4, hệ thống điện đã giảm khai thác sản lượng từ các nguồn nhiệt điện dầu theo thứ tự về giá.

Mô tả ảnh.
Cung cầu điện vẫn chưa hết khó khăn (ảnh: theo EVN)

Ông nói, có nhiều nguyên nhân khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giảm huy động nguồn phát điện chạy dầu. Trong đó, phải kể đến lý do đầu tiên là khả năng tăng sản lượng phát điện trên hệ thống của nguồn thủy điện.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, miền Bắc có mưa cục bộ vừa qua nên lượng nước về các hồ thủy điện đã tăng lên. Trên thực tế, lưu lượng nước về hồ thuỷ điện Hoà Bình trung bình từ ngày 19/4 - 27/4 đã đạt mức 229% so với các ngày đầu tháng 4.

Tháng 4, ngoại trừ nhà máy Cần Thơ, các nhà máy nhiệt điện chạy dầu khác (Thủ Đức, Ô Môn, Hiệp Phước) được huy động khá cao với tổng sản lượng tính đến ngày 20/4 khoảng 324 triệu kWh, tăng 35% so với cùng kỳ tháng 4/2009. 

Từ ngày 12/4, thực hiện tiết giảm điện năng, các nhà máy chỉ huy động khoảng 131 triệu kWh.

Nhờ đó, mặc dù đã đặt mục tiêu “khống chế” mức phát điện dưới 50 triệu kWh/ngày của 20 nhà máy thủy điện thì vừa qua, nguồn thủy điện đã có lúc phát tới gần 70 triệu kWh/ngày.

Bên cạnh đó, việc mua điện từ Trung Quốc đã có tín hiệu tích cực. Từ đầu tháng 4, phía Trung Quốc đã chấp nhận bán cho Việt Nam 10 triệu kWh/ngày. Và trên thực tế, tính đến ngày 20/4, hệ thống điện quốc gia đã nhận từ phía Trung Quốc khoảng 14 triệu kWh/ngày.

Phía Tập đoàn EVN dự kiến, với tình hình thời tiết thuận lợi hơn, trong 10 ngày đầu tháng 5, việc huy động sản lượng điện trung bình mỗi ngày sẽ nâng thêm được 5 triệu kWh, lên mức 275 triệu kWh/ngày và sẽ nâng tiếp 280 triệu kWh/ngày trong 5 ngày tới.

Nhu cầu phụ tải đầu tháng 5 cũng có thể giảm đi, do có tới 4 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1/5. Do đó, các nguồn nhiệt điện dầu nếu có huy động cũng sẽ không chạy liên tục đầy tải được.

Tuy nhiên, trao đổi với PV VietNamNet, Trưởng ban Kinh doanh, EVN nhấn mạnh, cung cầu điện vẫn chưa hết căng thẳng. Do tình hình thủy văn tốt lên, thủy điện cũng phát vượt mức khống chế 2-3 triệu kWh/ngày nhưng mức đóng góp đó không “thấm” vào đâu so với mức thiếu hụt điện năng được dự báo là từ 10-15 triệu kWh/ngày.

Bởi thế, đến thời điểm tháng 5, ngoại trừ Hà Nội, các đơn vị điện lực trên toàn quốc vẫn đang phải tiết giảm điện và thực hiện lịch cắt luân phiên.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Trưởng ban Kinh doanh, Tổng công ty điện lực miền Bắc khẳng định, hiện nay, chưa nhận được chỉ đạo nào từ phía EVN trong việc “bớt” tiết giảm điện. Và việc huy động sản lượng điện vẫn phải nằm trong giới hạn phân bổ của Tập đoàn. 

Giảm sản lượng điện chạy dầu để giảm lỗ

Theo Bộ Công Thương, trong cơ cấu huy động nguồn 4 tháng đầu năm nay, các nguồn điện giá thành cao như nhiệt điện dầu chiếm 6%, tua bin khí chạy dầu chiếm 1%. Thủy điện chỉ đóng góp có 19% cho hệ thống điện quốc gia, trong khi bình thường phải là 35-40%. 

Vì sao đang thiếu điện mà hệ thống điện lại giảm khai thác sản lượng chạy dầu, một chuyên viên của EVN cho hay, cuối tháng 4, đầu tháng 5, một số tổ máy các nhà máy chạy dầu phải ngừng vận hành 5-7 ngày để bảo dưỡng, sửa chữa. 

Mô tả ảnh.
Thủy điện Hòa Bình tăng lượng nước nhờ mưa (ảnh: theo xalo.vn)

Ví dụ như tổ máy S1 của nhiệt điện Ô Môn phải ngừng từ 19/4 để xử lý kẹt bộ lọc rác bình ngưng và kẹt bộ xông gió quay sau thời gian vận hành liên tục

Từ đầu năm đến nay, các nhà máy chạy dầu đều đã huy động cao, đặc biệt tháng 4, nguồn chạy dầu đã huy động tối đa. Ví dụ như nhiệt điện Thủ Đức huy động 63 triệu kWh, nhiệt điện Ô Môn: 120 triệu kWh, nhiệt điện Hiệp Phước khoảng 144 triệu kWh.

“Với việc chạy liên tục như vậy, nên tới thời điểm này, không tránh khỏi lịch sửa chữa, bảo dưỡng của nhà máy. Tuy vậy, mức giảm sản lượng điện chạy dầu sắp tới không đáng kể, chỉ vài trăm nghìn kWh/ngày so với trước đây”, vị chuyên viên này cho biết.

Ở góc nhìn khác, một chuyên gia trong ngành điện phân tích, không loại trừ yếu tố EVN giảm sản lượng chạy dầu để… giảm lỗ.

Giá nhiệt điện chạy dầu hiện nay lên tới 4.000- 5.000 đồng/kWh, trong khi, giá bán điện bình quân quí I của EVN chưa đến 1.000 đồng/kWh.

Rõ ràng, càng huy động sản lượng điện chạy dầu thì EVN sẽ càng lỗ. Riêng năm 2009, vì phải phát điện chạy dầu, EVN đã bị phát sinh chi phí sản xuất điện lên tới 2.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, đây còn là bài toán kinh doanh, điều hành sản xuất của ngành điện. Hồ thủy điện tăng được mực nước thì ngành điện cũng không huy động tòan bộ nguồn thủy điện ngay trong thời gian này mà còn để dành nước cho thời điểm phụ tải tăng cao sắp tới, khi nền nhiệt độ tăng đỉnh điểm vào tháng 6.

Tương tự, nguồn điện điện chạy dầu nếu cứ “nhắm mắt” huy động đầy tải mà không cho sửa chữa, bảo dưỡng các tổ máy, đến lúc phụ tải tăng tột độ mà tổ máy trục trặc thì càng gay go hơn

 

                                                                           Theo VietNamnet

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục