Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2010 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng ngày 5-5, ông Nguyễn Hùng Dũng, Cục trưởng Cục QLTT - Phụ trách cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127/TW cho biết: Năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, các lực lượng chức năng đã kiểm tra trên 721.000, xử lý gần 197.000 vụ vi phạm pháp luật (tăng 1% so với năm 2008), với tổng số thu gần 2.500 tỷ đồng (tăng 13% so với năm 2008).
Chiều hướng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại không giảm mà ngày càng tinh vi và phức tạp hơn trong khi số vụ vi phạm bị phát hiện và xử lý chưa cao, theo Tổng cục Cảnh sát điều tra tội phạm (Bộ Công an) là do hệ thống văn bản pháp luật quản lý xuất nhập khẩu, xử lý các hành vi vi phạm còn thiếu, chưa đồng bộ, có quá nhiều kẽ hở dễ bị lợi dụng.
Trong khi ông Nguyễn Hùng Dũng cho rằng, sở dĩ tăng cả số vụ vi phạm và số tiền thu từ các vụ phạt, về chủ quan là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên hàng hóa sản xuất từ nước ngoài tồn đọng nhiều và tìm mọi cách đẩy vào thị trường các nước giáp biên giới trong đó có nước ta.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng thừa nhận: “Sự phối hợp giữa các ngành chức năng giữa Trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau theo tuyến, theo cụm còn chưa thật chặt chẽ, mang tính cục bộ của từng lực lượng, từng địa phương có lúc chồng chéo trong các đoàn kiểm tra liên ngành của Ban chỉ đạo 127/TƯ và các đơn vị chức năng địa phương. Đặc biệt, chưa nghiên cứu, đề xuất giải pháp bài bản và mang tính chiến lược; điều kiện trang thiết bị làm việc, biên chế, kinh phí phục vụ công tác vẫn chưa đáp ứng…”.
Năm 2010, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp khác nhau, Ban chỉ đạo sẽ kiến nghị Thủ tướng sớm xem xét và có ý kiến chỉ đạo đối với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc bổ sung biên chế, phương tiện chuyên dụng và kinh phí cho các lực lượng chức năng để công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đạt hiệu quả cao hơn.
Theo SGGP
Phản ánh tình trạng bà con diêm dân huyện Cần Giờ (TPHCM) trúng mùa, nhưng giá muối chỉ bằng 1/3 vụ muối năm 2009, lại khó bán... chiều 4-5, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT TPHCM) đã có buổi họp tìm cách tháo gỡ khó khăn hiện nay của bà con.
“Bản thân chúng tôi, trong cuộc họp cuối tháng trước cũng không dự báo được mức tăng thấp thế, dù rằng CPI cũng đang trong xu hướng tăng thấp dần”, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ - Giá cả (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng nói.
“Thay vì góp vốn đầu tư để mua một căn hộ không biết đến bao giờ mới được giao nhà, khi sử dụng mỗi tháng phải đóng hàng loạt các loại phí. Hoặc, mua một mảnh đất rồi bỏ hoang để bị chôn vốn, thì người dân sẽ có cơ hội để sở hữu một căn nhà phố được thiết kế theo đúng "gu" của mình” - bà Đinh Hải Điệp, Giám đốc sàn giao dịch Bất động sản Tân Hai Thành cho biết.
Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành dệt may đang triển khai chương trình nội địa hóa, đẩy mạnh sản xuất nguyên, phụ liệu trong nước, thay thế hàng nhập khẩu.
(HBĐT) - Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, mới đây, Ban quản lý các KCN tỉnh đã công bố quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Đây sẽ là những cơ sở quan trọng để giải quyết những vấn đề khó khăn về nguồn lực đầu tư hạ tầng, thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
(HBĐT) - Tính đến ngày 3/5, toàn tỉnh có 318,19 ha lúa bị bệnh lùn sọc đen tại 49 xã thuộc 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Thành phố Hòa Bình, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Cao Phong... là những huyện có diện tích lớn bị bệnh lùn sọc đen.