Thị trường tiền tệ thời gian qua nổi lên nhiều vấn đề như dư nợ tín dụng ngoại tệ, lãi suất huy động VNÐ tăng cao... tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho nền kinh tế. Bên hành lang QH, nhiều phóng viên báo chí đã đặt câu hỏi với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Vũ Viết Ngoạn về vấn đề này.

PV: Thưa đồng chí, thời gian gần đây, nhiều ý kiến cảnh báo về dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng đột biến so với tín dụng tiền đồng của Việt Nam. Ðiều này sẽ gây sức ép tỷ giá trong thời gian tới. Vậy ý kiến của đồng chí về vấn đề này như thế nào?


 

Ðồng chí Vũ Viết Ngoạn: Ðây là những vấn đề Ủy ban Kinh tế hết sức quan tâm. Ngân hàng Nhà nước cũng đã biết rất rõ điều đó. Thực tế là các doanh nghiệp đi vay ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, sau đó bán đi để lấy tiền VNÐ chi tiêu. Sau này, cuối năm nhu cầu mua lại ngoại tệ để trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp rất lớn, sẽ tăng sức ép lên tỷ giá, gây bất ổn thị trường tiền tệ. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước phải có trù tính nhằm cân đối dòng tiền ngoại tệ trên thị trường từ nay đến cuối năm để xác định điểm "rơi" của nhu cầu mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối ở mức độ bao nhiêu và vào thời điểm nào, từ đó có kế hoạch điều chỉnh.


 

PV: Có một giải pháp trước mắt là giảm dần lãi suất VNÐ. Nhưng các ngân hàng thương mại vẫn chưa nhiệt tình với giải pháp này. Vậy theo đồng chí Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp gì?


 

Ðồng chí Vũ Viết Ngoạn: Chúng ta phải nhìn nhận thực tế thời gian gần đây lãi suất trên thị trường đã có sự


 

cải thiện lớn. Từ mức lãi suất 19% đến 20%/năm trước đây, hiện nay đã xuống còn từ 13% đến 14%/năm. Ngân hàng Nhà nước đã có một số biện pháp tích cực, nhưng chính sách


 

tiền tệ có "độ trễ" nhất định, nên  lãi  suất  không  thể  giảm ngay lập tức. Ngân hàng Nhà nước đưa tiền ra để ổn định thị trường, nhưng phải có thời gian để đồng tiền đó "lan tỏa" từng bước. Trên thị trường tiền tệ, sự ổn định của thị trường là điều quan trọng và cần thiết. Bản thân các ngân hàng thương mại cũng muốn lãi suất giảm dần để thị trường giữ được sự ổn định. Tôi cho rằng, cố gắng đạt mục tiêu lãi suất huy động một năm từ 9% đến 10% là hợp lý, còn lãi suất cho vay khoảng 12%/năm.

 

 

                                                             Theo ND

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục