Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (TPHCM) phát biểu ủng hộ dự án tại buổi thảo luận tổ.
Đồng ý chủ trương nhưng băn khoăn, lo lắng về cách làm và vốn đầu tư, đó là tâm trạng chung của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trong phiên thảo luận tại tổ chiều qua (21-5) về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TPHCM.
Đại biểu TPHCM ủng hộ dự án Đại biểu TPHCM thể hiện sự ủng hộ cao đối với dự án. ĐB Nguyễn Đăng Trừng mong muốn “dự án nối thông toàn tuyến sớm hơn thì tốt hơn nữa” (theo dự kiến, toàn bộ hệ thống ĐSCT Hà Nội – TPHCM sẽ hoàn thành vào năm 2035), song cũng nhấn mạnh, công tác chuẩn bị cần phải tiến hành thật tốt, thật chu đáo. ĐB Trần Du Lịch cho rằng: “Đây là dự án dành cho thế hệ sau, vì thế chúng ta phải dự báo được nhu cầu tốc độ của 25 - 30 năm nữa”. Vẫn theo ĐB Trần Du Lịch: “Khoản vốn 55 - 56 tỷ USD thực sự là rất lớn, nhưng được “rải” ra trong vài chục năm và được huy động từ nhiều nguồn, kể cả áp dụng hình thức hợp tác đầu tư công – tư (PPP) nên không phải là không khả thi”. Có cùng quan điểm ủng hộ xây dựng dự án, các ĐB Đặng Ngọc Tùng, Huỳnh Thành Đạt mong muốn đẩy nhanh tiến độ và khai thác từng phần dự án theo kiểu “cuốn chiếu”. “Tiếp xúc với cử tri TPHCM, tôi thấy bà con rất mong sớm đưa được dự án vào khai thác. Tôi chắc người dân TPHCM sẽ rất hào hứng đi du lịch các vùng trên cả nước khi có ĐSCT”, ĐB Đặng Ngọc Tùng nói vui. |
Nhiều ĐBQH cho rằng, đường sắt cao tốc (ĐSCT) là một “giấc mơ đẹp”, thể hiện mơ ước của tất cả người Việt Nam. Đồng ý chủ trương làm, nhưng nguồn vốn ra sao?
ĐB Nguyễn Văn Thuận (Quảng Nam), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói: “Nguồn vốn dự án ĐSCT quá lớn, tới 56 tỷ USD khiến nhiều người bất an”. Ông Thuận nói thêm, GDP năm 2009 mới đạt 90 tỷ USD, chứ không phải 110 tỷ USD như báo cáo thẩm tra, trong khi đó nguồn vốn dự án này chiếm tới 2/3. Và 30 năm nữa con số sẽ không dừng lại ở 56 tỷ USD để làm tuyến đường này.
Không chỉ ĐB Nguyễn Văn Thuận, nhiều đại biểu đều có chung câu hỏi tiền đâu để đầu tư dự án khổng lồ này, trong khi nợ nước ngoài đã rất lớn, nếu gánh thêm dự án ĐSCT nữa, rủi ro rất cao.
“Ta không thể quyết dự án này được để rồi con cháu nai lưng ra trả nợ” - ĐB Nguyễn Văn Thuận nói.
ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) ví von, dự án này giống như việc hai vợ chồng công chức nghèo, có con nhỏ, tiền ăn còn khó khăn nhưng thấy hàng xóm có ô tô cũng đi vay tiền mua ô tô. Ông cho rằng: “Đây là một tính toán lãng mạn. Chúng ta hy vọng có ĐSCT thì ăn sáng ở TPHCM, ăn trưa ở Đà Nẵng và ăn tối ở Hà Nội. Người ở TPHCM có thể đi làm ở Hà Nội và về trong ngày. Nhưng thử hỏi người dân và cán bộ công chức có mấy ai đủ tiền để đi kiểu đó, trong khi giá vé tàu cao tốc bằng 50% - 70% giá vé máy bay”.
Vì vậy, ĐB Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, dự án này chỉ nên định hướng tương lai, bây giờ cần cải tạo đường sắt hiện tại.
ĐB Nguyễn Văn Vượng (Thái Nguyên) nói rằng, việc vừa làm ĐSCT vừa cải thiện đường sắt hiện tại liệu có quá sức không?
Còn ĐB Phạm Minh Toản (Quảng Ngãi) lại cho rằng, không hiểu sao Chính phủ lại trình ra QH dự án này, trong khi lẽ ra phải trình dự án đầu tư đường bộ cao tốc vì cấp bách hơn và có hiệu quả hơn rất nhiều so với ĐSCT.
“Chủ trương tôi đồng tình, nhưng lộ trình cần ưu tiên đường bộ cao tốc trước. ĐSCT nếu làm nên làm sau và phải rút ngắn thời gian làm, không thể kéo dài mấy chục năm”, ĐB Phạm Minh Toản đề nghị.
Theo SGGP
(HBĐT) - Câu chuyện giữa tôi và anh Đinh Gia Tải ở thôn Yên Sơn, xã yên Lạc, huyện Yên Thuỷ luôn bị ngắt giữa chừng bởi chừng vài phút lại có người đến mua hàng. Căn nhà của anh nằm cách trung tâm huyện Yên Thuỷ gần 3km mà luôn bận rộn khách ra vào.
Trong phiên họp QH chiều 20-5, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng đã trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – TPHCM.
Giá xăng dầu thế giới giảm mạnh nhưng trong nước án binh bất động. Doanh nghiệp xăng dầu vẫn kêu lỗ
Làng muối Quảng Phú với sản lượng xấp xỉ 8.000 tấn/năm là nơi duy nhất duy trì nghề muối ở Quảng Bình. Tuy nhiên, làng “sống nhờ trời” này đang đối mặt với cảnh bấp bênh khi giá muối liên tục giảm, đến nay chỉ còn 600 đồng/kg.
Sau gần một năm xúc tiến, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, ngày 20/5 tại Hà Nội, lãnh đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam cùng lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và tỉnh Lâm Đồng đã ký kết văn bản mở đường bay Đà Lạt-Đà Nẵng.
Theo phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc, sáng 20-5, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ủy ban Xúc tiến mậu dịch quốc tế Trung Quốc và Ðại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc phối hợp tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc.