Ảnh minh họa
(HBĐT) - Trung tâm Hỗ trợ nông dân (thuộc Hội Nông dân tỉnh) được thành lập từ tháng 3/2004. Sau đó, để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế và nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho hội viên nông dân thông qua công tác dạy nghề, từ tháng 4/2008, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (TT DN&HTND).
Hơn hai năm nỗ lực đảm trách vai trò là cầu nối giữa nông dân với các chương trình dạy nghề, chuyển giao KHKT và dịch vụ hỗ trợ nông dân, nhưng hiệu quả hoạt động dạy nghề của TT mới chỉ dừng ở mức hạn chế, mà một trong những nguyên nhân chính là thiếu kinh phí hoạt động.
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của TT DN&HTND đã được UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 2050/QĐ-UBND ngày 24/9/2008, TT DN&HTND là đơn vị sự nghiệp, có con dấu và tài khoản riêng, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; chịu sự quản lý trực tiếp của Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh và chịu sự quản lý Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề của Sở LĐ-TB&XH tỉnh. Đây là cơ sở đào tạo nghề được thành lập nhằm mục đích đào tạo trình độ sơ cấp nghề, bổ túc, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho lao động nông thôn. Với hai mảng hoạt động chính là dạy nghề và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nông dân, TT sẽ đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa các tổ chức, nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu với hội viên nông dân thông qua việc thực hiện công tác dạy nghề và cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
Trong diện mạo mới, chức năng dạy nghề cho nông dân được định hình rõ nét hơn và qua đó, TT có được nền tảng cốt yếu để hoạt động. Vai trò của TT là khảo sát thực tế, tập hợp hội viên nông dân có nhu cầu học nghề, sau đó tự tổ chức dạy nghề hoặc phối hợp với các đơn vị đối tác để triển khai các khoá dạy nghề, đáp ứng thiết thực và kịp thời nhu cầu học nghề của nông dân. Các khoá đào tạo do TT phối hợp tổ chức nhằm mục đích trang bị cho nông dân lượng kiến thức sát thực, bổ ích về chuyên ngành sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, định hướng cho nông dân cách tư duy khoa học và quản lý kinh tế hiệu quả. Tiếp cận nông dân theo cách đó, TT sẽ từng bước kiến tạo niềm tin đối với hội viên, đặt ra kỳ vọng là sẽ làm thay đổi nhận thức của hội viên về công tác dạy nghề và giúp họ nâng cao năng lực hoạt động.
Anh Nguyễn Hoàng Hà, Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực dạy nghề cho biết: Trên thực tế, nhu cầu học nghề của nông dân là rất lớn. Khảo sát sơ bộ cho thấy khoảng trên 60% lao động sản xuất nông nghiệp có nhu cầu học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp. Đặc biệt, nghề nông là một nghề khó và có độ rủi ro cao. Bản thân người nông dân với kiến thức và kỹ năng hiện có chưa đủ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình sản xuất nông nghiệp. Do đó, chưa thể làm chủ quá trình sản xuất nếu không được đào tạo và đào tạo lại thông qua các hình thức tập huấn nghề, dạy nghề, chuyển giao KHKT...
Tại chương VII, Quy chế tổ chức và hoạt động của TT (có hiệu lực từ ngày 24/9/2008) đã nêu: TT được quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo các hoạt động dạy nghề. Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp bao gồm: kinh phí hoạt động thường xuyên; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao; kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, viên chức; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề theo dự án và kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kinh phí khác. Nhưng thực tế là hoạt động dạy nghề của TT DN&HTND đến nay vẫn rơi vào tình trạng “lực bất tòng tâm” vì nhiều nguyên nhân như: không có đội ngũ giáo viên tại chỗ và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề nên chưa chủ động trong việc tổ chức mở các lớp nghề. Nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và dạy nghề của Nhà nước hiện nay TT chưa được cấp... Như vậy, mặc dù được thành lập với tư cách là cơ sở đào tạo nghề được Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động và có quyền tự chủ trong hoạt động dạy nghề nhưng sau hơn 19 tháng hoạt động, TT DN&HTND vẫn chưa có năng lực tài chính thiết yếu để thực hiện chức năng dạy nghề.
Trong khi đó từ khi thành lập đến nay, với tư cách là đơn vị chức năng trực thuộc HND tỉnh, TT đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp mở được trên 10 lớp tập huấn nghề và dạy nghề cho nông dân. Đồng thời, có vai trò quan trọng giúp các cấp HND chủ động hơn trong phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp mở các lớp dạy nghề điện dân dụng, nghề mây giang đan, chổi chít xuất khẩu, trồng rau hữu cơ, chăn nuôi, nghề hàn, dệt thổ cẩm... cho 3.398 lao động. Ngoài chương trình dạy nghề, TT đã phối hợp với Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ mở các lớp trung cấp kinh tế nông nghiệp hệ vừa học vừa làm tại các huyện Tân Lạc, Mai Châu và Đà Bắc, thu hút 264 học viên là cán bộ và Hội viên nông dân cơ sở. Thời gian tới, TT tiếp tục khảo sát nhu cầu để mở các lớp trung cấp và liên thông cao đẳng, đại học. Những hoạt động đó cho thấy nỗ lực cũng như năng lực hoạt động của cán bộ TT DN&HTND. Nhưng chỉ với tâm huyết và khả năng chưa đủ để TT DN&HTND khẳng định được chỗ đứng xứng đáng trong mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh.
Trao đổi về vấn đề này, anh Nguyễn Hoàng Hà hé mở: “Gần đây, có một tín hiệu vui đối với TT DN&HTN là TT đã được UBND tỉnh phê duyệt nguồn kinh phí gần 300 triệu đồng để mua thiết bị dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp, được Sở LĐTB&XH tỉnh cấp giấy phép dạy nghề theo chương trình liên kết thực hiện công tác dạy nghề với Trường trung học Kinh tế kỹ thuật Hòa Bình. Đây sẽ là tiền đề giúp TT thực hiện tốt hơn công tác đào tạo, dạy nghề trong năm 2010 và những năm tiếp theo”.
Thu Trang
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về WTO - ông Lương Văn Tự - hiện là Chủ tịch Hiệp hội Càphê cacao VN đánh giá về những "được -mất" sau 3 năm gia nhập WTO.
Thị trường chứng khoán càng giảm sâu càng gây khó khăn cho công tác phát hành cổ phiếu của các tổ chứcThống kê của một công ty chứng khoán cho thấy, theo kế hoạch năm 2010 của các công ty hoạt động sản xuất đang niêm yết, từ nay đến cuối năm, số vốn họ cần hút về từ việc phát hành cổ phiếu vào khoảng 9.800 tỉ đồng, còn lộ trình tăng vốn của các ngân hàng thương mại lên đến 34.000 tỉ đồng. Như vậy, áp lực vốn cho thị trường chứng khoán rất lớn và khả năng tăng điểm của thị trường là rất khó.
(HBĐT) - Phương pháp canh tác an toàn, cho năng suất khá, nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu, mức thu nhập lý tưởng từ 140 đến 180 triệu đồng/ha diện tích là điều mà nông dân huyện Lương Sơn được thấy khi tham gia vào dây truyền sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Ngần ấy thôi đã thuyết phục họ vững tin rằng đây chính là chiếc “chìa khoá” mở ra “cánh đồng” no ấm.
(HBĐT) - Thực hiện hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 năm 2010, huyện Tân Lạc được giao xây dựng 37 công trình (bao gồm 21 công trình chuyển tiếp năm 2009 và 16 công trình giao mới năm 2010), tổng vốn kế hoạch giao là 9.196 triệu đồng.
Năm 2009, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu với giá trị đạt mức cao nhất trong lịch sử. Với lợi thế chiếm 50% thị phần hồ tiêu xuất khẩu của thế giới, ngành hàng này đang chủ động điều tiết giá và xây dựng thương hiệu trên toàn cầu
Để kiềm chế lạm phát và ổn định giá cả các mặt hàng, TP. HCM vừa quyết định rót gần 300 tỷ đồng để thực hiện đề án bình ổn giá 6 tháng cuối năm (1/6-31/12).